Cậu bé người dân tộc Mông ở thôn Keo Hẻn, xã mậu Duệ, Yên Minh, Hà Giang này kể, khi đó, em đau quá ngất đi và không biết gì nữa.
Lơ lớ giọng kinh, anh Thò Dúng Dậu, bố em cho biết, ngay sau đó, con trai anh được đưa đến trạm xá xã rồi chuyển lên huyện, tới tỉnh và nằm điều trị tại Bệnh viện Hà Giang một tháng. Tại đây, do xương chậu bị vỡ, hậu môn bị dập nát hết, các bác sĩ buộc phải kéo ruột em ra ngoài bụng. Một bên chân trái của em bị tướt hết da, đau đớn. Tai nạn này khiến Mí Nô mất rất nhiều máu, và phải truyền tới 6 túi máu.
Thò Mí Nô đang nằm điều trị tại khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng quốc gia. Ảnh: MT. |
Sau một tháng điều trị tại bệnh viện tỉnh, Mí Nô được chuyển xuống Bệnh viện Việt Đức để làm phẫu thuật tái tạo hậu môn, nhưng do vùng chậu còn tổn thương nặng nề nên các bác sĩ phải tiếp tục chuyển em qua Viện Bỏng điều trị trước khi thực hiện ca mổ này.
Tuy 16 tuổi nhưng Thò Mí Nô trông nhỏ bé như cậu nhóc 10 tuổi. Gương mặt gày gò, xanh xao, cậu bé cho biết, học hết lớp 6 thì em nghỉ, ở nhà giúp bố mẹ chăn bò, làm nương. Đợt tai nạn này khiến gia đình em liêu xiêu. Bố mẹ em phải vay nợ khắp nơi để chạy chữa cho con.
Tiến sĩ Nguyễn Hải An, Phó chủ nhiệm khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng quốc gia cho biết, hiện tại sức khỏe của Mí Nô vẫn rất yếu, em cần điều trị lâu dài và trải qua nhiều cuộc phẫu thuật nữa mới có thể hồi phục.
Theo bác sĩ An, đây là một trường hợp bệnh nhi rất đáng thương. Là người dân tộc, bố em nói giọng kinh không rõ, lại vụng về trong việc chăm con. Hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu, khiến hai bố con ăn uống kham khổ.
Những ngày đầu ở viện, người cha còn lấy túi đựng phân của con (loại túi chuyên dụng trong y tế) đem rửa để tái sử dụng vì tiếc tiền (20.000 đồng một túi). Khi các nhân viên y tế cho biết, túi này chỉ dùng một lần, vì nếu không đảm bảo vệ sinh có thể khiến vết thương của cháu bị nhiễm trùng, anh mới không làm vậy. Hiện tại, Viện Bỏng quốc gia hỗ trợ cho hai bố con tiền ăn mỗi ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét