Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014
Sùi mào gà mọc chi chít quanh miệng, mùi như thịt thối
Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi – phòng khám nam khoa Hoa Hồng từng điều trị cho một phụ nữ 56 tuổi bị sùi mào gà quanh khoang miệng vì quan hệ với người yêu trẻ tuổi.
Mắc bệnh từ phi công trẻ
Bệnh nhân Phạm Thị Q. trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội bị mụn quanh miệng nhưng không biết vì lý do gì. Bà Q. kể, bà góa chồng nhiều năm nay và đang cặp kè với một người kém bà gần 20 tuổi. Gia đình có điều kiện, bà Q. bao trọn gói cho nhân tình để có “rau sạch”. Mỗi khi quan hệ, bạn trai của bà Q. thích quan hệ bằng đường miệng nên bà hay chiều theo bạn tình.
Gần đây, bà thấy miệng hay bị u nhú. Bà Q. cho rằng bị nhiệt miệng, đi uống thuốc nhiệt miệng nhưng bệnh không khỏi. Càng ngày, bà thấy đau nhức hàm không thể ăn nổi. Gần đây, u nhú ngày càng dày lên và mùi rất đáng sợ như mùi chuột chết, thịt thối.
Bà Q. xấu hổ không dám đến viện. Cùng lúc đó, vùng kín của bà cũng bị các dấu hiệu tương tự. Bà đến khám phụ khoa. Bác sĩ chẩn đoán bà bị sùi mào gà. Lúc này, miệng của bà cũng mắc căn bệnh tương tự.
Bà Q. được bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi - Phòng khám Nam khoa số 2 Triệu Quốc Đạt, Hà Nội điều trị đốt CO2 để trị sùi mào gà quanh miệng và vùng kín. Tuy nhiên, u nhú còn xuất hiện cả ở vùng hầu họng khiến việc điều trị khó khăn hơn. Mỗi lần đốt sùi, bà Q. vừa mất tiền và tốn thời gian. Khi bác sĩ yêu cầu, bạn tình của bà Q. đến khám cùng. Bà Q. thành thật không biết người yêu lấy bệnh từ đâu.
Khi bạn trai đến, cả hai người tranh cãi cho rằng bị lây bệnh từ đối phương. Bác sĩ Lợi chỉ tư vấn bệnh có thể lây qua đường quần áo thậm chí qua dùng chung toilet để hai bệnh nhân không hoài nghi nhau, tập trung vào điều trị bệnh.
Đến nay, bệnh đã giảm nhưng việc điều trị còn khá lâu vì điều trị sùi mào gà chỉ đốt u nhú bên ngoài còn vi rút HPV vẫn ẩn sâu trong máu và có thể tái phát bất cứ lúc nào. U nhú sùi mào gà ở vùng họng có thể gây ung thư khoang miệng, vòm họng, bác sĩ khuyên bệnh nhân cần tầm soát tốt để có thể phát hiện bệnh sớm hơn.
Bệnh không thể điều trị triệt để
Trước đó, cũng có nhiều bệnh nhân bị sùi mào gà tấn công ở miệng nhưng ít người bị cả toàn thân, miệng và cả vùng hậu môn, âm đạo như trường hợp của bà Q.
Biểu hiện sùi mào gà ở miệng thường có triệu chứng đau, khó nuốt, mụn nhú, đau nhức lợi. Ở nữ giới nói chung rất dễ phát hiện. Đó là những mụn thịt nhỏ màu hồng hoặc trắng, nhỏ, mềm, cao dần lên như những nhú gai, đường kính khoảng 1-2mm, thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Bệnh càng tiến triển thì những mụn thịt này càng phát triển, lan rộng, liên kết với nhau thành một mảng rộng, gây chảy mủ hoặc chảy máu nếu va chạm, cọ xát mạnh.
Sùi mào gà không chỉ đơn thuần gây nên những rắc rối, phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt mà còn có nguy cơ gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung ở những trường hợp mắc virus HPV typ 16, 18. Bệnh gây biến chứng như: nhiễm khuẩn, chảy máu, cản trở giao hợp hoặc cản trở thai sổ trong khi sinh. Khi bị sùi mào gà ở miệng có nguy cơ ung thư vùng khoang miệng.
Trước những biến chứng nguy hiểm mà bệnh sùi mào gà có thể gây ra, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ Lợi cho biết mọi người nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, tránh quan hệ bằng miệng khi thấy vùng kín của đối phương có biểu hiện như mụn nhọt, lở loét. Thường xuyên sử dụng bao cao su.
Rửa tay và bộ phận sinh dục thật sạch trước và sau khi quan hệ bằng miệng sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và mắc các bệnh liên quan.
Hiện nay, bệnh sùi mào gà chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu những triệu chứng, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.
Theo Khánh Ngọc - Infonet.vn
Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014
Bác sĩ và y đức
Khi quyết định rời nhà nước, tôi có rất nhiều suy nghĩ, trăn trở, không lường hết được những khó khăn, khốc liệt phải gánh chịu trong môi trường tư nhân. Cho đến bây giờ, không chỉ tôi mà cả những lãnh đạo của tôi thời đó đều cho rằng quyết định đó là đúng.
Chỉ sau 2 năm ra tư nhân, không được sự hỗ trợ của bất cứ mạnh thường quân nào, chỉ bằng nguồn kinh phí cá nhân ít ỏi, dựa vào sự năng động trong môi trường tư nhân, tôi đã thực hiện được những gì mình ấp ủ sau gần 10 năm không thể thực hiện được.
Bệnh viện nơi tôi công tác trước đây thuộc nhóm hàng đầu của cả nước. Môi trường làm việc ở đó được coi là hàng “top” so với các bệnh viện công khác trong nước, vậy mà vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ở mức cao. Nhờ thời gian làm việc ở đó, tôi được tiếp xúc với bác sĩ ở các tỉnh đến học, được trực tiếp tham gia điều trị tại nhiều bệnh viện từ Đà Nẵng trở vào, hiểu được nhiều khó khăn cũng như tâm tư của các bác sĩ và nhân viên y tế.
Tôi đã nhiều lần nói rằng, y khoa Đà Nẵng sẽ phát triển ngang hàng với TP HCM trong chuyên ngành của chúng tôi. Các bác sĩ ở đây khi đi học đều là những người siêng năng, luôn chịu khó, chịu khổ đến mức khó tin. Gần như tất cả những gì họ học được từ các bệnh viện khác trong nước hoặc nước ngoài đều được triển khai áp dụng thành công.
Tại sao lại là Đà Nẵng? Không riêng cá nhân mà những người bạn Nhật của tôi đều có chung suy nghĩ: Lãnh đạo Đà Nẵng quan tâm và đánh giá đúng mức vai trò của y tế. Bản thân tôi (một bác sĩ không chức không quyền) mỗi lần ra mổ chuyển giao công nghệ ở bệnh viện nào của Đà Nẵng cũng đều nhận được sự động viên từ những người lãnh đạo cấp cao của thành phố.
Ở một môi trường như vậy, các bác sĩ có quyền làm việc, có quyền phát huy. Đà Nẵng là nơi thứ ba trong cả nước thực hiện thành công phẫu thuật nội soi cột sống và các phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu khác. Theo tôi được biết, mặc dù thu nhập của các bác sĩ ở đây không cao lắm, sự ưu đãi về kinh tế không nhiều lắm, nhưng rất ít người bỏ bệnh viện công ra đi.
Một bác sĩ ở một tỉnh miền Tây đã thành danh trong chuyên ngành Ngoại Tổng quát, là Trưởng khoa Ngoại. Vì yêu cầu của địa phương phải giải quyết các trường hợp cấp cứu chấn thương sọ não và cột sống mà anh ấy khăn gói lên thành phố học, vì các bác sĩ đàn em không ai có đủ khả năng kinh tế để có thể ở Sài Gòn trong vài tháng.
Sau khi học xong, một bữa anh gọi cho tôi mời xuống bệnh viện tỉnh để mổ 2 ca chấn thương cột sống. Khi trở về Sài Gòn, tôi mới biết rằng toàn bộ tiền xe, tiền ăn uống của tôi khi xuống đó và cả tiền dụng cụ mổ cho bệnh nhân đều là từ tiền túi của anh ấy bỏ ra. Hai bệnh nhân đều là người dân tộc, rất nghèo, bệnh viện lại không hỗ trợ gì cả.
Vài năm sau, tôi nghe tin anh ra ngoài làm một bệnh viện tư, chẳng quan tâm đến bảo hiểm, cũng chẳng làm thủ tục về hưu, nghỉ ngang. Tôi chưa có dịp nói chuyện với anh về chuyện nghỉ của anh. Nhưng người kế nhiệm anh tại bệnh viện tỉnh cho biết anh không thể thuyết phục được lãnh đạo thay đổi quy trình làm việc, triển khai các chương trình y khoa chuyên sâu hơn.
Bây giờ thì cả anh bạn kế nhiệm cho anh cũng có một phòng khám tư nhân lớn tại tỉnh đó. Bệnh nhân nói với tôi cả 2 cơ sở này rất tốt. Tôi tin những gì bệnh nhân nói. Tôi tin những người thầy thuốc đã từng hy sinh cả thời gian, tiền bạc, sự mạo hiểm cho người bệnh sẽ không bao giờ đối xử không tốt với người bệnh của mình, cho dù ở môi trường nào đi nữa.
Gần 30 năm trong nghề, từng làm việc tại nhiều bệnh viện tỉnh ở phía Nam, làm công lập rồi tư nhân, tôi có thể khẳng định rằng nếu ở đâu y đức kém, ở đó quan đức chắc chắn không khá hơn.
Khi đi học ở tuyến trên, cùng với việc học được các kiến thức chuyên môn, các bác sĩ đã tiếp cận được với một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn. Ở những cơ sở đó, các quyết định về chuyên môn được tôn trọng. Các bác sĩ được quyền quyết định và được cấp trên chấp thuận khi quyết định đúng. Ngay cả khi quyết định sai, họ được chỉ ra chỗ sai và được hướng dẫn làm như thế nào mới là đúng.
Khi về tuyến dưới, với đặc thù của từng tỉnh, có bác sĩ phát huy được năng lực của mình, có bác sĩ bị gò bó, thậm chí có bác sĩ phải chuyển qua chuyên ngành khác để được yên thân. Khác với các bệnh viện tuyến Trung ương hoặc các trường Đại học, các bệnh viện tỉnh hoặc tuyến thấp hơn bị lệ thuộc vào chính quyền nhiều hơn. Tất cả chức vụ chủ chốt đều do ủy ban hoặc cấp ủy không có chuyên môn y khoa quyết định, từ đó hoạt động chuyên môn cũng bị lệ thuộc theo.
Đồng ý là hiện nay có một số bác sĩ chạy theo tiền, đánh mất nhân cách, hành động vô đạo đức. Tuy nhiên, theo tôi biết thì nếu đã mất nhân cách, nếu đã tìm cách để kiếm tiền thì người ta không ra tư nhân làm việc. Chính môi trường công lập mới là nơi dễ dàng cho việc bóp nặn bệnh nhân để kiếm tiền hơn. Ở đó có quá tải, có quá nhiều quy định phi lí, bất cập, ở đó y hiệu và thương hiệu là thứ không ai coi trọng, là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực phát triển.
Về vật chất, những người thầy thuốc cần có được một cuộc sống không quá thiếu thốn, để họ có thể yên tâm làm chuyên môn, mà thể hiện y đức. Điều mà các thầy thuốc cần nhất là một môi trường làm việc chuyên nghiệp, để phát huy khả năng chuyên môn, thể hiện y đức. Họ cần có được một sự tôn trọng nhất định, từ những người được họ chữa trị cũng như từ những người lãnh đạo họ.
Nếu các cấp lãnh đạo không hiểu được điều này thì sẽ còn nhiều làn sóng bác sĩ và nhân viên y tế bỏ bệnh viện công ra đi.
BS.Võ Xuân Sơn (Theo VNE)
Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014
Dịch Ebola nguy hiểm có thể vào Việt Nam qua đường du lịch
Bộ Y tế đề nghị các cửa khẩu giám sát chặt người nhập cảnh trước tình hình dịch Ebola diễn biến bất thường, tỷ lệ tử vong tới 90%. Theo công văn khẩn Bộ Y tế vừa gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành, virus Ebola gây bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao (90% số ca bệnh) tại một số quốc gia Tây Phi.
Virus Ebola có khả năng lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Ảnh: SP. |
Ngày 29/7, Nigeria thông báo trường hợp nhiễm virus đầu tiên của nước này. Người bệnh đã đi du lịch qua đường hàng không tới Lagos (Nigeria) từ Togo và Ghana. Các quốc gia Ghana, Nigeria, Togo đang phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để xác định các trường hợp tiếp xúc gần cũng như chuẩn bị kế hoạch ứng phó.
Để ngăn chặn dịch lây lan vào Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phối hợp với cơ quan chức năng tại cửa khẩu giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, đặc biệt đến từ quốc gia có dịch bệnh. Đồng thời thực hiện tốt việc giám sát tại cộng đồng và các cơ sở y tế. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do virus Ebola và có tiền sử đi về từ vùng dịch trong vòng 21 ngày, cơ quan liên quan cần thực hiện ngay các biện pháp cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm.
Virus Ebola gây thành dịch đầu tiên trên thế giới tại Sudan năm 1976 với hơn 600 người mắc. Từ đó đến nay, dịch đã xảy ra tại 11 quốc gia châu Phi. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh.
Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện các triệu chứng sau: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng; sau đó là nôn, ỉa chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Đến nay, WHO chưa có khuyến cáo hạn chế đi lại hoặc giao lưu thương mại áp dụng với 4 quốc gia có dịch.
VNE
Cách phòng ngừa lây virus nguy hiểm Ebola
Hãy thường xuyên rửa tay với xà phòng, tránh tiếp xúc các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola... để phòng lây lan bệnh.
Dịch Ebola xuất hiện trở lại ở Tây Phi từ tháng 3 và đang vượt khỏi tầm kiểm soát khiến nhiều quốc gia lo ngại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đến nay đã có hơn 1.300 ca mắc và 729 trường hợp tử vong tại ba quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone. Tỷ lệ tử vong khoảng 55%.
Để tránh bệnh lây lan sang Việt Nam, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khuyến cáo cách phòng ngừa Ebola như sau:
Virus Ebola lây nhiễm sang người như thế nào
Virus Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm; lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da, niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm virus (quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).
Thế giới đang đối mặt nguy cơ dịch Ebola lan rộng. Ảnh: AFP. |
Người có nguy cơ cao nhiễm virus này
Trong dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, các nhóm có nguy cơ cao nhiễm virus gồm:
- Thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh.
- Người đi dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm virus Ebola.
- Người đi săn tiếp xúc với động vật chết do nhiễm virus Ebola trong rừng.
- Cán bộ y tế.
Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng bệnh do virus Ebola
- Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện triệu chứng như sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng.
- Tiếp theo là các triệu chứng nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan.
- Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài.
- Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày.
Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Khi nào nên đi khám
Nên đến ngay cơ sở y tế nếu sống trong khu vực có dịch bệnh do virus Ebola hay khi tiếp xúc với người nhiễm hay nghi ngờ nhiễm virus Ebola và khi bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
Bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nào cũng cần được thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất và được chăm sóc y tế nhằm giảm nguy cơ tử vong. Cần kiểm soát sự lây truyền của bệnh và tiến hành ngay các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn.
Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola
Bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola cần được điều trị tích cực, được bù nước với các dung dịch điện giải qua đường uống hay truyền tĩnh mạch. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi được chăm sóc y tế thích hợp.
Để kiểm soát sự lây truyền của virus, người mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh cần được cách ly với các bệnh nhân khác trong cơ sở y tế và được nhân viên y tế điều trị với việc tuân thủ các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo.
Làm gì để phòng nhiễm virus Ebola
Hiện chưa có văcxin phòng bệnh do virus Ebola. Nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện nay là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong.
Do virus Ebola lây truyền từ người sang người, các biện pháp sau đây có thể được thực hiện để phòng chống lây nhiễm và hạn chế hay cắt đường lây truyền bệnh:
- Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Nếu nghi ngờ một ai đó nhiễm virus Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
- Nếu có ý định chăm sóc bệnh nhân mắc virus Ebola tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm, cách tiêu hủy phương tiện sau khi sử dụng.
- Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.
- Cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola như dơi ăn quả, khỉ, hay vượn... tại khu vực có rừng nhiệt đới.
- Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
- Thịt và tiết của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.
- Người đi du lịch cần tránh mọi tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu từng ở những nơi có các trường hợp mắc mới được thông báo, nên theo dõi xem có thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, và đến ngay cơ sở y tế nếu thấy có các dấu hiệu bệnh đầu tiên.
Lê Phương-VNE
Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014
Căn nguyên và giải pháp giải quyết mâu thuẫn giữa thầy thuốc và bệnh nhân
Khi không có động lực kinh tế, chúng ta đang sử dụng thi đua làm động lực để nâng cao chất lượng ngành y. Các cuộc vận động “Nói không với phong bì” các mỹ từ “Lương y như từ mẫu” v.v... ra đời. Thế nhưng đặc trưng của thi đua là chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn chứ không bao giờ là động lực lâu dài.
Hành hung thầy thuốc đã trở thành vấn nạn. Sự cố y khoa cũng không ít. Năm nào cũng có vài vụ ồn ào, còn các vụ xảy ra im lặng thì nhiều không kể xiết. Bệnh viện bị người dân kêu ca. Ngược lại thầy thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy thuốc và bệnh nhân đang chán ghét nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
Làm sao để bệnh nhân có thể yêu được thầy thuốc: chỉ khi thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, dành nhiều thời gian quan tâm săn sóc họ, thể hiện sự tôn trọng họ. Làm thế nào để thầy thuốc yêu bệnh nhân: chỉ khi bệnh nhân thực sự đem lại nguồn sống cho họ. Tất cả chỉ cần vậy.
Vậy tại sao thầy thuốc không thể có chuyên môn giỏi: các trường y thường có điểm tuyển sinh cao chót vót, nên không thể nói các bác sĩ có đầu óc kém. Ngành y là ngành đòi hỏi học dài và nhiều hơn các ngành khác. Để phấn đấu trở thành bác sĩ giỏi tốn kém rất nhiều cả về thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng với cơ chế lương hiện tại thì thu nhập của họ vẫn đổ đồng như thế. Vì vậy chẳng ai muốn đầu tư cả đống tiền của, thời gian và sức lực ra học hành nghiên cứu mà không có cơ hội thu hồi lại vốn đầu tư.
Tại sao thầy thuốc không dành thời gian quan tâm săn sóc, thể hiện sự tôn trọng bệnh nhân: với mức độ quá tải bệnh nhân hiện nay thì điều này là không thể. Hơn nữa, nếu đông bệnh nhân đồng nghĩa với thêm công việc mà thu nhập không tăng thêm đáng kể thì bệnh nhân không phải là nguồn sống mà là sự phiền hà đối với thầy thuốc.
Tại sao bệnh nhân không là nguồn sống của thầy thuốc: bởi lẽ chính sách giá dịch vụ y tế hiện tại cực kỳ bất cập. Giá một lần khám ở bệnh viện hạng 3 là 7000 đồng, thấp hơn giá một lần đánh giày. Giá một ngày điều trị ở bệnh viện hạng 1 thấp hơn giá một lần cắt tóc, làm đầu. Tiền bó bột gãy xương chưa bằng nửa tiền công nắn chỉnh khung càng xe máy. Thậm chí những kỹ thuật cao như lọc máu thì giá vẫn thấp hơn một lần thay nhớt ô tô. Rõ ràng quy định giá như vậy là một sự đánh giá thấp giá trị của người bệnh và bệnh nhân không thể là nguồn sống của thầy thuốc. Vì thế nguồn sống của thầy thuốc một phần phải dựa vào một số ít bệnh nhân “đặc biệt”: bệnh nhân của phòng khám tư làm ngoài giờ, những bệnh nhân điều trị tự nguyện hay thậm chí là những bệnh nhân biếu phong bì. Vì thế nhóm bệnh nhân này thường được “yêu” hơn là điều đương nhiên.
Rất nhiều người nói rằng, thầy thuốc được nhà nước trả lương thì phải phục vụ.
Nhiều thống kê về lao động tiền lương cho thấy lương chỉ đảm bảo được 65% đời sống cơ bản của công chức, viên chức. Trong đó lương ngành y gần thấp nhất trong 18 ngành nghề được khảo sát. Vậy thì lương nhà nước không thể là động lực để thầy thuốc nỗ lực phục vụ. Hơn nữa, có một thực tế mà hầu như người dân không biết: với những bệnh viện lớn, kinh phí nhà nước cấp chỉ đảm bảo một phần nhỏ trong kinh phí hoạt động bệnh viện, ví dụ Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy... kính phí nhà nước chiếm dưới 15% kinh phí hoạt động của bệnh viện, các bệnh viện khác đa số dưới 30%. Hay nói cách khác, hầu hết các bệnh viện này kinh phí nhà nước cấp chỉ đủ trả tiền điện nước, xăng dầu, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường. Tiền lương và những khoản đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên hầu như phải do các bệnh viện tự làm ra. Do giá viện phí thấp nên các bệnh viện phải duy trì số bệnh nhân đông, lượng cán bộ nhân viên thấp thì mới có khả năng trả lương. Vì thế tình trạng quá tải và không thể quan tâm sâu sát đến bệnh nhân là điều không thể tránh khỏi. Rõ ràng chính sách giá và mô hình y tế hiện tại đẩy bệnh nhân và thầy thuốc vào thế đối đầu và là nguồn gốc cho mọi mâu thuẫn, xung đột xảy ra.
Khi không có động lực kinh tế, chúng ta đang sử dụng thi đua làm động lực để nâng cao chất lượng ngành y. Các cuộc vận động “Nói không với phong bì” các mỹ từ “Lương y như từ mẫu” v.v... ra đời. Thế nhưng đặc trưng của thi đua là chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn chứ không bao giờ là động lực lâu dài. Các chiến sĩ Điện Biên anh hùng có thể “ăn cháo kéo pháo qua đèo” trong một mùa chiến dịch chứ không ai có thể ăn cháo kéo pháo cả đời được.
Mâu thuẫn giữa người bệnh và đội ngũ nhân viên y tế hiện nay là một thực tại không thể chối cãi.
Chúng ta không thể thay toàn bộ đội ngũ nhân viên y tế hiện tại bằng cách tuyển dụng những thiên thần chỉ biết cống hiến mà không cần quyền lợi từ thiên đàng xuống làm bác sĩ, y tá. Chúng ta cũng không thể thay toàn bộ những bệnh nhân hiện tại bằng nhóm các bệnh nhân khác “biết điều” hơn. Chúng ta chỉ có thể thay đổi cơ chế vận hành của nền y tế. Không thể điều hành nền y tế bằng mệnh lệnh chủ quan hay vận động phòng trào được nữa. Đã đến lúc phải trả cho lao động y tế giá trị thực của nó theo quy luật thị trường. Y tế cần có sự đổi mới cơ chế giống như việc giao lại ruộng cho nông dân những năm 1986. Khi bệnh nhân thực sự là nguồn sống của thầy thuốc, họ sẽ trân quý bệnh nhân và nỗ lực đầu tư để nâng cao trình độ. Khi viện phí đủ đảm bảo được việc trả lương thỏa đáng, đủ để đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ thì các bệnh viện sẽ đầu tư nhân lực và hạ tầng để cạnh tranh thu hút bệnh nhân. Và khi chăm sóc sức khỏe thành dịch vụ thuần túy thì bệnh nhân và thầy thuốc sẽ tự lựa chọn hoặc từ chối nhau, sẽ tránh được những mâu thuẫn nảy sinh do tình trạng phải chịu đựng nhau trong mối quan hệ bắt buộc phục vụ như hiện nay.
Khi thả giá viện phí theo quy luật thị trường sẽ vấp phải vấn đề đảm bảo sức khỏe cho người nghèo: hiện tại nhà nước cấp kinh phí để y tế công lập chữa bệnh với mức giá thấp do nhà nước quy định. Vậy hoàn toàn có thể cho phép các bệnh viện tự quyết định giá viện phí, nhà nước ngừng cấp kinh phí và dùng nguồn kinh phí đó để trợ cấp trực tiếp cho người nghèo bị bệnh hoặc chỉ duy trì một số nhỏ bệnh viện từ thiện và người bệnh chấp nhận chất lượng chuyên môn và phục vụ tương xứng với mức đầu tư của nhà nước.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương (Theo web bacsinoitru)
Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014
Hai người đàn ông dương tính với HIV được chữa khỏi sau khi điều trị ghép tủy
Các chuyên gia của Úc thông báo rằng "Hai người đàn ông dương tính với HIV đã không còn vi-rút sau khi được điều trị ghép tủy". Những bệnh nhân được giấu tên đã được điều trị tại bệnh viện St Vincent của thành phố Sydney và được xét nghiệm vi-rút ở dưới ngưỡng phát hiện. Kết quả trên được báo cáo tại Hội nghị quốc tế về AIDS ở Melbourne, hội nghị vẫn được tiến hành mặc dù một số đại biểu đã gặp nạn trên chuyến bay của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 20 được tổ chức ở Melbourne, Úc
Giáo sư David Cooper của viện Kirby, trường đại học NSW, nói rằng đây có thể là hướng đi mới trong việc nghiên cứu về HIV: “Chúng tôi rất vui rằng cả hai bệnh nhân đều có kết quả khá tốt nhiều năm sau điều trị và hiện tại cả hai đều không có dấu hiệu của ung thư hay vi-rút” - giáo sư phát biểu.
Mặc dù đều đã được điều trị khỏi vi-rút, cả hai vẫn tiếp tục sử dụng thuốc điều trị vi-rút như một biện pháp bảo vệ.
Ở trường hợp thứ nhất, bệnh nhân đã được ghép tủy xương thành công để điều trị u lympho không Hodgkin từ người hiến tủy có một trong 2 gen có khả năng kháng HIV. Tuy nhiên ở bệnh nhân thứ 2, người được ghép tủy để điều trị ung thư bạch cầu dạng tủy cấp tính thì người cho không hề có gen kháng lại HIV.
Ghép tủy chưa phải là biện pháp điều trị HIV/AIDS
Trước khi nghiên cứu này diễn ra, chỉ có một bệnh nhân duy nhất người Mỹ được cho là điều trị khỏi HIV, đó là Timothy Ray Brown, được ghép tủy vào năm 2007 và 2008. Người cho tủy của anh có cả hai gen kháng lại HIV. Brown đã có khả năng ngừng sử dụng thuốc kháng vi-rút và hiện tại vẫn không phát hiện thấy vi-rút. Tuy nhiên 2 bệnh nhân khác ở Boston, những người được ghép tủy từ người cho không có gen kháng vi-rút, đã phát hiện vi-rút trở lại sau khi ngừng các liệu pháp chống vi-rút.
Giáo sư David Cooper của viện Kirby, trường đại học NSW, nói rằng hai bệnh nhân không còn vi-rút HIV sau khi được ghép tủy xương cần được theo dõi sát.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng mặc dù kết quả nghiên cứu ở Sydney là hết sức quan trọng, nhưng biện pháp điều trị bằng ghép tủy vẫn không thể điều trị được cho bệnh nhân bị HIV, cũng như nó vẫn còn đắt và có nhiều nguy hiểm tiềm tàng có thể diễn ra.
Hai bênh nhân ở Sydney vẫn được giám sát hết sức chặt chẽ để theo dõi nếu như vẫn còn vi-rút tồn tại và cách chúng có thể bị kiểm soát như thế nào.
Giáo sư Cooper cho rằng công việc ở những vị trí mà vẫn còn vi-rút ẩn náu sẽ trở thành câu hỏi lớn trong nghiên cứu HIV/AIDS. "Sẽ là hết sức cần thiết để hiểu những điều này nhằm đạt được mục đích điều trị” - ông nói.
Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả nghiên cứu mở ra một hi vọng mới cho các bệnh nhân nhiễm HIV bị bệnh bạch cầu và u lympho.
“Trong thời gian tới, các kết quả nghiên cứu ở Sydney sẽ hết sức có ý nghĩ với các bệnh nhân phù hợp với điều trị ghép tủy có khả năng tham gia vào các thử nghiêm lâm sàng”, bác sĩ Kersten Koelsch, viện Kirby, trường đại học NSW nói.
Hội nghĩ về AIDS tưởng niệm các nạn nhân của vụ tai nạn máy bay
Hàng nghìn nhà nghiên cứu, những người liên quan và các phóng viên từ hơn 200 quốc gia đã có mặt tại Melbourne từ ngày 20 đến 25 tháng 7 để tham dự hội nghị về AIDS, sự kiện về sức khỏe lớn nhất do Úc tổ chức.
Hội nghị năm nay đã gặp phải trở ngại lớn bởi sự ra đi của các đại biểu trên chuyến bay của Malaysia Airlines bị bắn hạ tại miền đông Ukraine.
Khoảng 100 trên tổng số 298 người bị thiệt mạng trên chiếc máy bay này đang trên đường đến hội nghị về AIDS, bao gồm các nhà nghiên cứu, nhân viên y tế, nhà hoạt động xã hội và những người sống chung với AIDS.
Chủ tịch hội nghị nói rằng sự kiện năm nay diễn ra trong sự tưởng nhớ của những đồng nghiệp của họ. “Tất cả mọi người trong hội nghị, và tôi biết tất cả mọi người trong ban tổ chức, đều cảm thấy hết sức bàng hoàng, cũng như vô cùng thương tiếc các đồng nghiệp gặp nạn” - ông nói.
Thủ hiến bang Victoria Denis Napthine cũng đồng cảm: “Những người bị nạn sẽ mong chúng ta coi những mất mát này là động lực để chúng ta nỗ lực tại đây và trên toàn thế giới để theo đuổi mục tiêu của họ là chấm dứt những mất mát và thiệt hại gây ra do AIDS trên toàn cầu”.
Các nguồn tin cũng xác nhận rằng trong số các nạn nhân có nhà nghiên cứu về HIV nổi tiếng, tiến sĩ Joep Lange và vợ ông, cùng với Glen Thomas đến từ Tổ chức Y tế thế giới.
Bitter Espressivo (HMU English Club) - Theo: hospitalcare.vn/New Scientist (Theo bacsinoitru)
Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 20 được tổ chức ở Melbourne, Úc
Giáo sư David Cooper của viện Kirby, trường đại học NSW, nói rằng đây có thể là hướng đi mới trong việc nghiên cứu về HIV: “Chúng tôi rất vui rằng cả hai bệnh nhân đều có kết quả khá tốt nhiều năm sau điều trị và hiện tại cả hai đều không có dấu hiệu của ung thư hay vi-rút” - giáo sư phát biểu.
Mặc dù đều đã được điều trị khỏi vi-rút, cả hai vẫn tiếp tục sử dụng thuốc điều trị vi-rút như một biện pháp bảo vệ.
Ở trường hợp thứ nhất, bệnh nhân đã được ghép tủy xương thành công để điều trị u lympho không Hodgkin từ người hiến tủy có một trong 2 gen có khả năng kháng HIV. Tuy nhiên ở bệnh nhân thứ 2, người được ghép tủy để điều trị ung thư bạch cầu dạng tủy cấp tính thì người cho không hề có gen kháng lại HIV.
Ghép tủy chưa phải là biện pháp điều trị HIV/AIDS
Trước khi nghiên cứu này diễn ra, chỉ có một bệnh nhân duy nhất người Mỹ được cho là điều trị khỏi HIV, đó là Timothy Ray Brown, được ghép tủy vào năm 2007 và 2008. Người cho tủy của anh có cả hai gen kháng lại HIV. Brown đã có khả năng ngừng sử dụng thuốc kháng vi-rút và hiện tại vẫn không phát hiện thấy vi-rút. Tuy nhiên 2 bệnh nhân khác ở Boston, những người được ghép tủy từ người cho không có gen kháng vi-rút, đã phát hiện vi-rút trở lại sau khi ngừng các liệu pháp chống vi-rút.
Giáo sư David Cooper của viện Kirby, trường đại học NSW, nói rằng hai bệnh nhân không còn vi-rút HIV sau khi được ghép tủy xương cần được theo dõi sát.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng mặc dù kết quả nghiên cứu ở Sydney là hết sức quan trọng, nhưng biện pháp điều trị bằng ghép tủy vẫn không thể điều trị được cho bệnh nhân bị HIV, cũng như nó vẫn còn đắt và có nhiều nguy hiểm tiềm tàng có thể diễn ra.
Hai bênh nhân ở Sydney vẫn được giám sát hết sức chặt chẽ để theo dõi nếu như vẫn còn vi-rút tồn tại và cách chúng có thể bị kiểm soát như thế nào.
Giáo sư Cooper cho rằng công việc ở những vị trí mà vẫn còn vi-rút ẩn náu sẽ trở thành câu hỏi lớn trong nghiên cứu HIV/AIDS. "Sẽ là hết sức cần thiết để hiểu những điều này nhằm đạt được mục đích điều trị” - ông nói.
Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả nghiên cứu mở ra một hi vọng mới cho các bệnh nhân nhiễm HIV bị bệnh bạch cầu và u lympho.
“Trong thời gian tới, các kết quả nghiên cứu ở Sydney sẽ hết sức có ý nghĩ với các bệnh nhân phù hợp với điều trị ghép tủy có khả năng tham gia vào các thử nghiêm lâm sàng”, bác sĩ Kersten Koelsch, viện Kirby, trường đại học NSW nói.
Hội nghĩ về AIDS tưởng niệm các nạn nhân của vụ tai nạn máy bay
Hàng nghìn nhà nghiên cứu, những người liên quan và các phóng viên từ hơn 200 quốc gia đã có mặt tại Melbourne từ ngày 20 đến 25 tháng 7 để tham dự hội nghị về AIDS, sự kiện về sức khỏe lớn nhất do Úc tổ chức.
Hội nghị năm nay đã gặp phải trở ngại lớn bởi sự ra đi của các đại biểu trên chuyến bay của Malaysia Airlines bị bắn hạ tại miền đông Ukraine.
Khoảng 100 trên tổng số 298 người bị thiệt mạng trên chiếc máy bay này đang trên đường đến hội nghị về AIDS, bao gồm các nhà nghiên cứu, nhân viên y tế, nhà hoạt động xã hội và những người sống chung với AIDS.
Chủ tịch hội nghị nói rằng sự kiện năm nay diễn ra trong sự tưởng nhớ của những đồng nghiệp của họ. “Tất cả mọi người trong hội nghị, và tôi biết tất cả mọi người trong ban tổ chức, đều cảm thấy hết sức bàng hoàng, cũng như vô cùng thương tiếc các đồng nghiệp gặp nạn” - ông nói.
Thủ hiến bang Victoria Denis Napthine cũng đồng cảm: “Những người bị nạn sẽ mong chúng ta coi những mất mát này là động lực để chúng ta nỗ lực tại đây và trên toàn thế giới để theo đuổi mục tiêu của họ là chấm dứt những mất mát và thiệt hại gây ra do AIDS trên toàn cầu”.
Các nguồn tin cũng xác nhận rằng trong số các nạn nhân có nhà nghiên cứu về HIV nổi tiếng, tiến sĩ Joep Lange và vợ ông, cùng với Glen Thomas đến từ Tổ chức Y tế thế giới.
Bitter Espressivo (HMU English Club) - Theo: hospitalcare.vn/New Scientist (Theo bacsinoitru)
Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014
“Sản xuất người” hàng loạt có thành hiện thực?
Cho ra đời những con người hoàn toàn không bệnh tật, không mắc các chứng bệnh di truyền nguy hiểm đã không còn là giấc mơ xa vời, nó đang dần trở thành hiện thực. Tuy nhiên nó lại đặt ra một vấn đề xã hội mới, liệu có một “cỗ máy sản xuất người” hàng loạt hay không…
“Sản xuất người” hàng loạt có thành hiện thực?
Theo một điều tra tại Anh, cứ mỗi 6.500 trẻ em ra đời thì có 1 em bị khuyết tật do “rối loạn ti thể” – một lỗi trong nhiễm sắc thể sinh ra những đứa trẻ khuyết tật do gen của người mẹ. Để sửa những lỗi này, một trong những nghiên cứu đã thành công và đang xem xét đưa vào thực tế cuộc sống là tạo ra những em bé từ 3 người trở lên (không phải từ 2 bố mẹ theo cách thông thường). Em bé đó sẽ là kết quả của 2 người mẹ và 1 ông bố. Nhờ được tạo ra từ 3 người, em bé sẽ mang những gen khỏe mạnh, phòng tránh được một số bệnh tật có tính di truyền như động kinh, suy giảm thị lực, thính lực, suy tim thậm chí có thể loại bỏ những gen gây bệnh ung thư vú như BRCA1 thường bị lây truyền từ đời này sang đời khác…
Phương pháp này dành cho những người phụ nữ không may mắc một căn bệnh liên quan đến ti thể, thường là các bệnh di truyền. Người ta lấy DNA từ nhân trứng của một phụ nữ mắc bệnh cấy vào trứng của một phụ nữ khỏe mạnh với những ti thể khỏe rồi cho thụ tinh với tinh trùng . Quá trình này tạo thành một phôi từ 3 người khác nhau.
Cơ hội cho những người phụ nữ không may
Bà Sharon Bernardi là một trong những cá nhân thường được nhắc đến trong các đánh giá về khả năng ứng dụng phương pháp “thiết kế” ra những con người, mỗi lần mang thai, bà đều hy vọng cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh. Nhưng cả 7 lần sinh, 7 đứa con của bà đều mắc một căn bệnh di truyền hiếm gặp có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, 3 người con đã chết chỉ trong vài giờ sau sinh, số còn lại mặc dù đã được được điều trị và can thiệp nhưng họ đều mất khi còn rất nhỏ.
“Sản xuất người” hàng loạt có thành hiện thực?
Bà Sharon và con trai mắc bệnh.
Các bác sĩ đã chỉ ra nguyên nhân vấn đề của Sharon là do một khiếm khuyết trong ty thể của bà. Nếu được áp dụng công nghệ sinh sản này, chắc chắn những đứa con của bà sẽ vẫn còn sống và khỏe mạnh. Giờ đây bà Sharon đã trở thành người tích cực nhất trong việc ủng hộ để đưa công nghệ này vào cuộc sống. Những người phụ nữ không may như Sharon có thể được thay thế ti thể lỗi bằng DNA của một phụ nữ khỏe mạnh để cho ra đời những đứa con không mắc bệnh.
Mặc dù đi tiên phong trong việc ứng dụng và cho ra đời những em bé từ 3 người bố mẹ, nhưng Quốc hội Anh vẫn chưa thông qua, các nhà khoa học vẫn chờ đợi để được đưa nghiên cứu này ứng dụng trên người. Các nghiên cứu đều chỉ ra biện pháp này là an toàn, nó đã được thử nghiệm trên khỉ đều cho ra đời những chú khỉ con khỏe mạnh, nhưng vẫn cần thêm thời gian nghiên cứu.
Con người được "thiết kế" – tương lai của ngành sinh sản?
Trước đây việc ra đời cây trồng biến đổi gen làm thay đổi nhiều mặt xã hội, nhất là về mặt sinh học. Đối với cây trồng biến đổi gen, người nông dân phải lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp cây giống bởi các cây trồng biến đổi gen không thể trồng lại như những hạt cây thông thường, mà nó phải sản xuất từ phòng thí nghiệm.
“Sản xuất người” hàng loạt có thành hiện thực?
Đối với con người là một vấn đề hoàn toàn khác, nó nghiêm trọng hơn, cần nhiều nghiên cứu phức tạp hơn rất nhiều. Bởi những “sản phẩm tạo ra” là những con người bằng xương bằng thịt, đó là những người được lựa chọn gen khỏe mạnh, điều này gần tương tự với nhân bản vô tính đã gây tranh cãi trong giới y học.
Đến nay mặc dù nhân bản vô tính ở người chưa được thực hiện nhưng những nghiên cứu hiện nay về nhân bản vô tính trên động vật rất có khả năng xảy ra ở người nếu tác động vào hệ gen. Nhiều con vật nhân bản đã chết non, hoặc tăng trưởng quá mức bình thường, thậm chí nhiều con bị dị tật, bất thường các chức năng tim, phổi, hệ thống miễn dịch.
Nguyên nhân của những bất thường khi tác động đến hệ gen là do thiếu sự biến đổi hóa học tự nhiên, điều chỉnh hoạt động gen. Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù vẫn mang gen chính của 2 bố mẹ, nhưng những đứa trẻ này vẫn có 0,1% gen của bà mẹ hiến trứng. Những người phản đối cho rằng phương pháp cho ra đời những đứa trẻ được “thiết kế” theo ý muốn như vậy sẽ làm đảo lộn xã hội, những con người sinh học tự nhiên sẽ không còn tồn tại.
Những con người theo kiểu “sản xuất hàng loạt” như vậy sẽ có mối quan hệ xã hội như thế nào, người mẹ thứ 2 có được xác nhận là người mẹ sinh học hay không… Điều quan trọng nhất là việc sửa gen này có làm thay đổi về mặt di truyền ở người hay không?
Chính phủ Anh sẽ xem xét trở lại vấn đề này và sẽ trình trước Quốc hội thông qua vào cuối năm 2014. Nếu được thông qua, đây sẽ là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa công nghệ di truyền, biến đổi gen trong sinh sản ở người trong khi các nước châu Âu khác cấm hoàn toàn.
Người đứng đầu công trình đánh giá độ an toàn của phương pháp này tại Anh, Giáo sư Andy Greenfield cho biết: “Cho đến khi một em bé khỏe mạnh được sinh ra, chúng ta không thể nói chắc 100% rằng phương pháp này là an toàn, thậm chí cả cuộc đời của chúng nữa”.
Theo BBC, nếu được pháp luật cho phép ở Anh, trước mắt mỗi năm sẽ có khoảng 10 trường hợp được áp dụng phương pháp sinh sản theo kiểu 3 người này, các cơ quan có trách nhiệm sẽ quyết định từng trường hợp để áp dụng phương pháp mới. Những đứa trẻ sinh ra bằng công nghệ này sẽ được theo dõi suốt đời.
Trâm Nguyễn -Theo Technologyreview, BBC (suckhoedoisong)
Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014
Bệnh tay - chân - miệng, chữa thế nào?
Biểu hiện nốt phỏng ở lòng bàn chân trong bệnh tay chân miệng
Biểu hiện của bệnh
Bệnh TCM có biểu hiện bệnh cảnh rất khác nhau, có thể không có triệu chứng, có thể sốt nhẹ, phát ban đến thể rất nặng gây tử vong nhanh do biến chứng như phù phổi, suy tuần hoàn, hô hấp với các biểu hiện thần kinh khác nhau.
Nhìn chung đa số là thể nhẹ hay gặp ở cộng đồng. Sau thời gian 2 - 4 ngày nhiễm bệnh trẻ sẽ có các biểu hiện sau: Bệnh thường bắt đầu với sốt 38 - 390C, kém ăn, mệt mỏi, thường đau họng; Sau 1 - 2 ngày sốt thường xuất hiện đau ở miệng, nhìn thấy các vết đỏ rộp lên có thể gây loét. Thương tổn thường thấy ở lưỡi, lợi răng và mặt trong niêm mạc má. Đồng thời xuất hiện các ban đỏ ở da, không ngứa, có thể có mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ở mông.
Những trường hợp có biến chứng nặng về hô hấp, thần kinh phải được theo dõi và điều trị ở bệnh viện.
Chữa trị thế nào?
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống EV71, vì vậy việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực nhằm duy trì chức năng sống đối với các trường hợp nặng, đặc biệt có suy tuần hoàn, hô hấp.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống virut EV71. Một số nghiên cứu dùng acyclovir là thuốc kháng virut hoặc dùng interferon là một nhóm protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch của hầu hết các động vật nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh như virut, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư. Hiện nay, các chế phẩm interferon gamma chủ yếu được dùng trong các bệnh viêm gan do virut B, C hoặc HIV/AIDS. Còn các loại interferon có khả năng ức chế EV71 vẫn đang được thử nghiệm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương có đưa ra hướng dẫn xử trí bệnh TCM từ năm 2011 như sau:
- Nếu trẻ mới có các dấu hiệu như sốt hoặc bệnh sử có sốt, ban sẩn mụn nước ở tay chân, có thể loét miệng hoặc không. Đây là giai đoạn không có biến chứng có thể điều trị tại nhà các triệu chứng này: dùng paracetamol hạ sốt giảm đau. Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol. Dùng dung dịch sát khuẩn da như xanhmethylen, milian... và niêm mạc như zytee, kamistad... cho các vết loét. Và hướng dẫn cha mẹ nhận biết các dấu hiệu nguy cơ như sốt cao, li bì, nôn... để đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng chưa có nguy cơ từ 1 - 2 ngày hoặc tới 1 tuần lúc đó bé sẽ hồi phục.
- Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng lên cần đưa trẻ tới viện ngay.
Lưu ý: Bệnh TCM là bệnh nhiễm khuẩn do virut đường ruột, nên kháng sinh thông thường không có tác dụng. Các bà mẹ thấy con bị bệnh TCM là dùng ngay kháng sinh mà không biết rằng bệnh TCM do virut nên việc dùng kháng sinh không những không có tác dụng gì đối với bệnh mà chỉ gây hại sức khỏe, làm bệnh nặng lên và tạo nên tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng rất khó khăn cho việc điều trị bệnh nói chung và bệnh TCM nói riêng.
Phòng ngừa dễ?
Vì chưa có vaccin phòng bệnh nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là thực hiện vệ sinh tốt được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng:
- Rửa tay đúng và thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Làm sạch các vết bẩn, các dụng cụ đồ chơi bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.
- Tránh tiếp xúc (hôn, ôm ấp, dùng chung đồ dùng hoặc cốc chén) với người bệnh TCM.
- Các cơ sở y tế, phòng dịch phải phát hiện và thông báo kịp thời các trường hợp bị bệnh.
BS. Nguyễn Thục Anh - suckhoedoisong
Những rủi ro khi phẫu thuật thẩm mỹ
Nhiễm trùng, tụ máu, hoại tử, tử vong... là những nguy cơ mà bệnh nhân phải đối mặt khi quyết định nhờ đến 'dao kéo' để làm đẹp.
Phẫu thuật thẩm mỹ cũng giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào đều có rủi ro. Các thủ tục thẩm mỹ có thể dẫn đến các biến chứng khác nhau, từ kết quả dao kéo không như ý, không tự nhiên, tới để lại sẹo, thậm chí tử vong.
Nhiều người nhầm lẫn cho rằng một số thủ thuật nhỏ không để lại hậu quả nghiêm trọng. Nhưng tất cả các ca phẫu thuật, thậm chí là thủ thuật nha khoa đơn giản, cũng có thể để lại biến chứng. Ngoài các rủi ro chung của phẫu thuật, luôn có khả năng phát sinh các vấn đề do gây mê.
Thảm họa thẩm mỹ Hàn Quốc, Hang Mioku, biến dạng gương mặt khi kết quả chỉnh sửa không như ý. |
Khi tìm kiếm nơi thẩm mỹ, phụ nữ ít khi quan tâm tới chất lượng, tay nghề bác sĩ cũng như cơ sở vật chất mà đôi khi họ lựa chọn vì được giới thiệu hay nghe quảng cáo.
Những rủi ro trong phẫu thuật thẩm mỹ có thể kể đến:
- Kết quả không như ý: Đây có thể là nỗi sợ hãi lớn nhất của những người tiến hành thẩm mỹ, kết quả cuối cùng không những không cải thiện được ngoại hình mà còn làm tồi tệ thêm.
Tori Spelling với vòng một chỉnh sửa bị lỗi. |
- Sẹo: Một trong những rủi ro lớn nhất của việc dao kéo làm đẹp chính là sẹo bởi không dễ biết trước được ca phẫu thuật có xảy ra biến chứng gây sẹo hay không. Với một số trường hợp, các bác sĩ có thể xử lý được sẹo. Bệnh nhân có thể làm giảm nguy cơ để lại sẹo bằng cách không hút thuốc và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình phục hồi.
- Tổn hại dây thần kinh: Trong một số trường hợp, dây thần kinh có thể bị hỏng hoặc bị cắt đứt trong bất kỳ thủ thuật thẩm mỹ nào. Hậu quả của loại rủi ro này nhìn thấy rõ nếu đó là một dây thần kinh trên mặt. Khi những dây thần kinh bị tổn thương, nét mặt có thể sẽ trở nên thiếu biểu cảm, mắt hoặc miệng rủ xuống.
- Nhiễm trùng: Tất cả các ca phẫu thuật đều có nguy cơ bị nhiễm trùng. Chăm sóc vết thương và rửa tay thường xuyên có thể giảm thiểu hoặc ngăn chặn nhiễm trùng.
- Tụ máu: Hiện tượng tụ máu sau phẫu thuật là hậu quả của một vùng da nào đó bị sưng và thâm tím. Trong một số trường hợp, biến chứng này khá nhỏ, nhưng nếu máu tụ quá nhiều có thể gây ra đau đớn, thậm chí giảm lưu lượng máu qua khu vực này. Nếu tụ máu quá nghiêm trọng, bác sĩ phẫu thuật sẽ phải loại bỏ chỗ máu tụ bằng ống tiêm hoặc phương pháp khác tương tự.
- Hoại tử: Các mô chết có thể có do phẫu thuật hoặc các vấn đề phát sinh sau thẩm mỹ. Trong hầu hết các trường hợp, hoại tử là biến chứng nhỏ và có thể chữa lành vết thương bằng cách loại bỏ các mô chết tại vết mổ.
- Chảy máu: Với bất cứ thủ thuật nào, chảy máu có thể sẽ xảy ra. Vấn đề này sẽ nghiêm trọng khi máu ra quá nhiều hoặc vẫn tiếp tục chảy sau khi vết thường đã lành. Chảy máu sau phẫu thuật có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân hoạt động quá sớm sau ca thẩm mỹ.
- Tử vong: Mọi ca phẫu thuật đều chứa đựng nguy cơ tử vong, dù tỷ lệ rủi ro là dưới 1%. Trong nhiều trường hợp, điều này xảy ra là do phản ứng với thuốc mê.
Bất cứ thủ thuật thẩm mỹ lớn, nhỏ nào cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. |
- Tụ dịch: Giống như tụ máu, tụ dịch là hiện tượng các chất lỏng bạch huyết tập trung xung quanh chỗ bị thương. Nếu lượng chất lỏng tích tụ lớn, các bác sĩ có thể chọn làm giảm túi dịch bằng cách loại bỏ chất lỏng với một ống tiêm.
- Máu đông: Không chỉ phẫu thuật thẩm mỹ, máu đông là một nguy cơ thường gặp ở hầu hết các thủ tục. Cục máu đông không đe dọa tính mạng, trừ khi nó di chuyển thông qua các tĩnh mạch về phía tim và phổi.
- Các vấn đề gây mê: Hầu hết các bệnh nhận có thể chịu được biện pháp gây mê. Tuy nhiên, các biến chứng liên quan đến gây mê là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong phẫu thuật thẩm mỹ. Nguy cơ là rất nhỏ nhưng vẫn có và đó là lý do vì sao bệnh nhân cần lựa chọn các cơ sở uy tín để thực hiện thẩm mỹ.
Giảm rủi ro của phẫu thuật thẩm mỹ
Giống như các ca phẫu thuật khác, bệnh nhân có thể giảm nguy cơ gặp các biến chứng bằng cách lựa chọn bác sĩ có tay nghề và cơ sở thẩm mỹ có uy tín. Thay đổi lối sống, chẳng hạn như bỏ thuốc lá, là rất quan trọng trước khi phẫu thuật. Những người không hút thuốc nhanh lành vết thương và để lại sẹo nhỏ sau phẫu thuật.
Một số bác sĩ thẩm mỹ có thể từ chối phẫu thuật cho người hút thuốc bởi kết quả cuối cùng có thể không tốt.
Ngoài ra, một chế độ ăn uống khỏe mạnh trước và sau khi phẫu thuật có thể tăng tốc độ chữa lành vết thương và cải thiện tình trạng đóng vết mổ, do đó cũng giảm thiểu sẹo.
Thùy Liên - VNE
Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014
"Cậu nhỏ" "bầm dập" vì "sex miệng" là một trong số những tai nạn dễ gặp khi quan hệ tình dục!
Tình dục có thể coi là một cách giải tỏa căng thẳng tuyệt vời với mỗi người. Tuy nhiên, không phải lúc nào “chuyện đó” cũng thật hoàn hảo như bạn muốn bởi những “tai nạn”, thậm chí là những “tai nạn” nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy ra với bạn trong lúc “hành sự”, làm hỏng “cuộc yêu” của hai người. Dưới đây là một vài trong số đó:
Bài liên quan:
"Chồng bạn em "yêu" được cả tiếng đồng hồ"
Đòi "yêu" chồng già chẳng chịu
"Chuyện ấy" ngày hè
Thiếu tự tin vì “cậu nhỏ” không bình thường
Đòi "yêu" chồng già chẳng chịu
"Chuyện ấy" ngày hè
Thiếu tự tin vì “cậu nhỏ” không bình thường
Thử hình dung còn điều gì khiến bạn mất “hứng” hơn là sự “khô khan” khi “quan hệ”. Không phải lúc nào “cô bé” cũng “ngoan ngoãn” nghe lời để tiết chất nhờn khi “sex”. Trong lúc đó, nếu bạn cứ cố gắng “ép” “cậu nhỏ” phải “qua cửa”, điều đó sẽ vừa làm đau “cô nhỏ”, lại vừa khiến cả hai cùng chẳng còn “hứng thú” khi tâm lý đang cực kỳ căng thẳng.
2. Lãnh “đủ” vì “sex miệng”
“Sex miệng” gần như không thể thiếu được trong “chuyện đó” của hai người. Đó là một cách “thỏa mãn” “đối phương” vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, ngay cả khi cô nàng của bạn có thực hiện “thủ thuật” này “chuyên nghiệp” tới đâu thì “cậu nhỏ” vẫn hoàn toàn có thể dính “nạn” như thường. Tai nạn thường gặp là “cậu bé” đỏ lừ do các mạch máu gây ra. Hoặc nếu quá “nhạy cảm”, “cậu nhỏ” cũng có thể bị dị ứng và sưng tấy. Không phải lúc nào “oral sex” cũng suôn sẻ như bạn nghĩ!
3. “Vỡ tim” vì “cậu bé” không thể “hạ màn”
Nếu “cậu nhỏ” không thể “cương cứng” khiến bạn “mất hứng” vì việc “cậu nhỏ” cứ thẳng mãi không thôi cũng là một vấn đề không kém phần rắc rối. Việc máu “dồn ứ” tại đây mà không thể lưu thông bình thường khiến “cậu nhỏ” sưng tấy và luôn “dựng đứng”, gây cho “khổ chủ” đau đớn và những lo lắng về tâm lý. Để giải quyết “phiền phức” này, chỉ còn một cách, đó là đến gặp bác sĩ!
"Cậu nhỏ" làm "chuyện đó" gặp "trục trặc"! (Ảnh minh họa)
4. Khi “cậu nhỏ” cần “tiếp viện”Sau một cuộc chạy “marathon” “sex”, “cậu nhỏ” vô cùng “mệt mỏi” và khó có thể giữ vững “phong độ” ở vòng sau. Bởi thế, hãy “tiếp viện” để “cậu nhỏ” luôn hăng hái và cho bạn cảm giác tuyệt vời. Nếu có thể, hãy dùng chất bôi trơn lúc này. Nó sẽ khiến bạn thêm hào hứng “nhập cuộc” và “chuyện đó” dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu bạn không nhờ tới bất cứ một sự “hỗ trợ” nào thì mọi cố gắng của bạn sẽ chỉ khiến “cậu bé” thêm tổn thương và sưng tấy, ảnh hưởng tới sống sinh lý bình thường của vợ chồng bạn.
5. “Cậu nhỏ” cũng vô cùng “nhạy cảm”!
Không phải lúc nào “trục trặc” cũng xảy ra khi bạn làm “chuyện đó”. Nhưng chúng cũng rất dễ dàng “cản trở” “cuộc vui” của bạn nếu bạn bất cẩn trong lúc “hành sự”. “Cậu nhỏ” thường vô cùng nhạy cảm. Nhưng nếu bạn biết cách “âu yếm”, “cậu bé” sẽ là “hỗ trợ” đắc lực để “cuộc yêu” thăng hoa!
EVA
Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014
Bé từ 9 tháng - 10 tuổi - Phải chích đủ 3 lần mũi Vaccin Sởi !!!
Mọi thắc mắc của bạn đọc về vắc xin sởi, từ việc tại sao phải tiêm 2 mũi vắc xin, tác dụng phụ cho đến đối tượng không được tiêm... đều được BS Nguyễn Trí Đoàn giải đáp cụ thể. Việc chích ngừa sởi kịp thời và đẩy đủ là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh sởi
Vaccine sởi (cũng như quai bị, Rubella hay trái rạ) là vaccine sống giảm độc lực, có nghĩa đó là virus sởi sống nhưng đã làm yếu đi để không gây ra bệnh thực sự. Thường ở những nước đang phát triển như Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng chích mũi sởi đầu tiên cho bé 9 tháng tuổi. Trước sinh bé nhận kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai, trong đó có thể có kháng thể chống lại sởi, kháng thể này sẽ được sử dụng dần và thường hết khi khoảng 1 tuổi. Vì vậy, nếu bé chích vaccine sởi trước 1 tuổi, kháng thể còn trong máu sẽ tiêu diệt 1 phần vaccine sởi đó, cơ thể chỉ đáp ứng tạo kháng thể đối với phần vaccine còn lại, có thể là chỉ còn 50% hay 60% vaccine chích vào. Hiện tượng này gọi là đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn,
Vì vậy, nếu bé được chích mũi vaccine sởi trước 1 tuổi thì liều vaccine đó không được tính là 1 mũi chích đầu tiên, và từ 1 tuổi trở lên phải chích lại (thường chích mũi sởi - quai bị - Rubella) và lúc đó mới tính là mũi chích đầu tiên (mũi 1). Nếu bé chích vaccine sởi đầu tiên vào lúc 1 tuổi trở lên thì đáp ứng miễn dịch được xem là hoàn toàn và lượng kháng thể tạo ra đủ sử dụng trong vài năm, do đó bé sẽ được chích nhắc lại 1 mũi vaccine sởi (hay sởi - quai bị - Rubella) (mũi 2) lúc 4 - 6 tuổi (không nhất thiết phải tiêm nhắc lại sớm hơn, tuy nhiên có thể tiêm nhắc lại sớm hơn nếu muốn, miễn là phải cách mũi vaccine sống tối thiểu 4 tuần lễ). Nếu chích liều đầu tiên sau 1 tuổi thì hiệu quả bảo vệ của vaccine sởi là hơn 97%. Do đó, có những bé được chích sởi liều đầu tiên trước 1 tuổi, đến sau 1 tuổi thì kháng thể giảm nhiều do đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn, nếu bé không được chích nhắc lại mũi vaccine sởi thì bé vẫn có nguy cơ mắc bệnh sởi.
Tuy nhiên, đối với những bé đã chích ngừa sởi và đã có đáp ứng miễn dịch mà bị sởi thì thường sẽ bị nhẹ hơn những bé chưa được chích ngừa sởi bao giờ.
Bác sĩ Trí Đoàn chia sẻ thêm: “Nếu con bạn đã được chích ngừa sởi rồi và đã chích theo lịch đầy đủ thì bạn không phải lo lắng quá mức như các phụ huynh đang bị những thông tin trên các phương tiện đại chúng “bủa vây” như hiện nay”.
Trường hợp vaccine sởi tiêm trước 1 tuổi không đáp ứng miễn dịch hoàn toàn thì nó vẫn có hiệu quả bảo vệ tạm thời. Do đó, nếu như đang có dịch sởi như hiện nay, bé từ 6 tháng - 11 tháng vẫn có thể chích 1 mũi sởi để bảo vệ tạm thời. Tuy nhiên, đến sau 1 tuổi bé vẫn phải được chích sởi (hay sởi - quai bị - Rubella) mũi 1. Nếu bé tiếp xúc với bệnh nhân bị sởi và chưa được chích ngừa sởi, việc chích ngừa sởi trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc cũng có thể giảm nguy cơ bị bệnh sởi hay giảm nguy cơ bị sởi nặng.
Nguyên nhân dịch bệnh sởi bùng phát?
Hiện tượng dịch sởi quay lại gần đây có lẽ một phần do các phụ huynh đã không cho các bé đi chích ngừa đầy đủ do lo ngại những phản ứng phụ của chích ngừa.
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy rõ điều này. Năm 2012-2013 tại Anh và Wales xảy ra 1 dịch sởi gây bệnh cho khoảng 3000 bệnh nhân, hầu hết khoảng 10-18 tuổi. Nguyên nhân của vụ dịch sởi đó là do một nghiên cứu của BS Andrew Wakefield công bố vào năm 1998, cho rằng vaccine MMR (sởi - quai bị - Rubella) có liên quan đến bệnh tự kỷ ở trẻ em. Vì vậy, các phụ huynh đã từ chối chích ngừa cho con mình. Kết quả là những trẻ không được chích ngừa sởi đầy đủ lúc đó đã không có đủ miễn dịch bảo vệ với sởi nên bị mắc bệnh sởi trong trận dịch đó.
Trở lại kinh nghiệm của Việt Nam. Vào năm 2006 có 1 vụ tai biến sau khi chích vaccine MMR tại 1 số trường ở quận 5, khiến 1 bé tử vong và khoảng 5 - 6 bé khác bị nhiễm trùng huyết, khiến cho các phụ huynh không ai dám cho con chích ngừa MMR. Thực chất tai biến đó không liên quan đến bản thân vaccine MMR, mà là do vi khuẩn tụ cầu lây vào một số bé được chích và gây nhiễm trùng huyết (nguồn gốc của vi khuẩn đó có lẽ từ hầu họng của 1 nhân viên chích ngừa). Sau đó 1 thời gian, bệnh sởi đã quay lại. Thời gian gần đây, cũng do một số thông tin báo chí đăng tải các vụ xảy ra sau khi chích ngừa (mà đa số các vụ đó nguyên nhân tử vong không liên quan đến vaccine) mà phụ huynh không cho con chích ngừa kịp thời và đầy đủ, khiến một số bệnh quay lại như sởi và thủy đậu.
Vậy để chích ngừa kịp thời và đầy đủ, có một số biện pháp hiệu quả và đơn giản. Khi bé đi khám định kỳ, lúc đó có thể chích được bao nhiêu mũi vaccine thì hãy cho bé chích cùng 1 lúc (tất cả các vaccine đều có thể chích cùng một lúc được). Như vậy sẽ không phải đi nhiều lần, còn bé sẽ được bảo vệ kịp thời và không gây ra tình trạng thiếu hụt vaccine như hiện nay.
Nếu bé đi khám bệnh vì bệnh lý gì đó mà không có sốt, bé vẫn có thể chích ngừa được, ví dụ bé đang ho, sổ mũi, ói, tiêu chảy vẫn có thể chích ngừa được nếu bé không sốt và vẫn chơi (kinh nghiệm là khi phụ huynh dẫn bé đi khám bệnh, nên đem theo sổ chích ngừa để bác sĩ biết bé còn cần chích vaccine nào nữa). Trong tình hình thiếu nhiều loại vaccine như hiện nay (vaccine sởi - quai bị - Rubella cũng đang thiếu), bé vẫn nên đi chích ngừa các loại bệnh khác, đặc biệt là chích ngừa cúm cho trẻ nhỏ vì chúng vẫn có thể bị lây cúm và bị biến chứng nặng do cúm (viêm phổi, thậm chí tử vong).
Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin sởi?
Như mọi loại vaccine khác, vaccine sởi cũng có thể có một số tác dụng phụ. Có khoảng 10% bé có thể sốt và phát ban sau khi tiêm vaccine sởi khoảng 1-2 tuần, tuy nhiên tình trạng này nhẹ và tự khỏi hoàn toàn.
Đối tượng không được tiêm vắc xin sởi
Vaccine sởi là vaccine sống nên trên nguyên tắc không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai hay người đang suy giảm miễn dịch. Đương nhiên, người dị ứng nặng với thành phần trong vaccine sởi (ví dụ dị ứng với kháng sinh Neomycine) cũng không tiêm vaccine này được. Tuy nhiên, vaccine sởi vẫn có thể tiêm cho phụ nữ đang cho con bú.
Biện pháp phòng ngừa bệnh sởi
Ngoài biện pháp chích ngừa sởi để phòng bệnh, cũng có một số biện pháp khác có hiệu quả (tuy không cao bằng tiêm ngừa).
Virus sởi cũng lây giống những virus đường hô hấp khác, do đó nên che miệng khi ho hay hắt hơi hay rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sát khuẩn cũng là cách rất tốt để ngừa bệnh sởi lây lan.
Thói quen của người lớn ở Việt Nam là hay hôn trẻ nhỏ, đó là cách thể hiện tình thương, tuy nhiên hành động này cũng có thể lây những bệnh lý đường hô hấp cho trẻ nhỏ. Do đó, người lớn không nên hôn mặt trẻ nhằm tránh lây lan các bệnh đường hô hấp.
Bác sĩ Trí Đoàn - PK Victoria
Một phụ nữ tử vong sau khi bơm silicon lỏng khắp người
Bơm silicon lỏng từ mặt đến ngực, tay, chân và bị sốc nhiễm trùng, một phụ nữ đã tử vong. Một trường hợp phải cấp cứu tai biến do nâng ngực bằng cách bơm silicon lỏng từ những người "hành nghề" thẩm mỹ dạo - Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp
Theo nguồn tin của Thanh Niên Online, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã tiếp nhận một người phụ nữ nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng sau khi bơm silicon lỏng khắp cơ thể để làm đẹp.
Bệnh nhân là bà H. (ngụ tỉnh Trà Vinh) đã tử vong vào rạng sáng nay 27.4.
Bệnh nhân H. được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 26.4 trong tình trạng người xanh tái, vã mồ hôi, sốt cao 39,5 độ C, lơ mơ, bị sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, theo dõi thuyên tắc phổi...
Được biết, vào ngày 25.4, bà H. được một người làm nghề thẩm mỹ dạo đến nhà bơm silicon lỏng rải rác khắp cơ thể - hai bên bầu ngực, hai bên gò má, ở vùng thái dương, vùng cổ, mu bàn tay, mu bàn chân.
Sau đó bà H. mệt, khó thở.
Theo các bác sĩ khoa Tạo hình và Phẫu thuật thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy, đây là lần đầu tiên khoa này tiếp nhận trường hợp bơm silicon lỏng quá nhiều nơi trên cơ thể như vậy.
Các vết bơm tiêm trên cơ thể bà H. bị sưng tấy đỏ, nhiễm trùng, chảy dịch vàng.
Một bác sĩ của khoa Tạo hình và Phẫu thuật thẩm mỹ cho biết gần đây có nhiều trường hợp bệnh nhân ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long gặp biến chứng vì không hiểu biết, đã bơm silicon lỏng vào cơ thể. Theo vị bác sĩ này, trước đây, các trường hợp trên gặp nhiều ở địa bàn tỉnh Bình Dương.
Trong khi từ lâu silicon lỏng đã bị cấm dùng trong y học, bởi biến chứng do nó gây ra. Silicon lỏng hiện chỉ được dùng trong ngành công nghiệp.
Biến chứng thường gặp sau khi bơm silicon lỏng vào cơ thể là nhiễm trùng tại chỗ, nhất là bơm chích ở nơi không đảm bảo vô trùng, người bơm không có chuyên môn y tế, sẽ gây nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong.
“Nếu bơm trúng vào mạch máu, khối silicon lỏng sẽ di chuyển làm thuyên tắc mạch máu, nguy hiểm nhất là thuyên tắc phổi, gần như 100% sẽ tử vong sau đó. Đáng lo lắng là những người hành nghề thẩm mỹ dạo, dễ dàng bơm silicon lỏng cho bệnh nhân, lại đang xuất hiện ở các tỉnh”, một bác sĩ thẩm mỹ nói.
Thanh Tùng - Thanh niên
Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014
Bệnh sởi ở trẻ em
Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virút gây ra và dễ bùng phát thành dịch, rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi vì sức đề kháng của trẻ còn yếu kém. Hàng năm, vào tháng 2 là thời điểm bệnh này lưu hành nhiều nhất.
Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường hô hấp, nên khả năng lây lan rất nhanh theo diện rộng và dễ dàng lan truyền từ những người đi du lịch quốc tế. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có 30 - 40 triệu trường hợp mắc bệnh sởi và có khoảng 750.000 trường hợp tử vong, chủ yếu là trẻ em.
Tiêm phòng ngừa sởi ở trẻ em
Nhận biết nguyên nhân và triệu chứng
Tác nhân gây bệnh sởi là virút thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virút cấp tính. Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có virút sởi sau khi người bệnh xả ra 2 tiếng đồng hồ. Người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Khi bị nhiễm sởi, sau giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng 7 ngày - 2 tuần, bệnh nhân thường có những triệu chứng thường gặp sau đây:
- Lúc mới khởi bệnh trẻ thường bị sốt cao, khi dấu hiệu sốt thuyên giảm sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phát ban đặc trưng của sởi.
- Ban sởi rất đặc trưng: lúc đầu ban nổi ở sau tai, sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.
- Ngoài ra, trẻ bị mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như: chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt, đôi khi trẻ bị tiêu chảy vì tình trạng viêm long đường tiêu hóa.
Những biến chứng thường gặp
Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng do bệnh gây ra. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, nhất là khả năng bị những biến chứng nặng nề của bệnh. Những biến chứng thường gặp khi mắc bệnh sởi được ghi nhận tại các cơ sở y tế trong những năm qua cụ thể như sau:
- Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi.
- Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong.
- Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi.
- Tiêu chảy và ói mửa do sởi, thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi.
- Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.
- Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.
Chăm sóc trẻ nhiễm sởi đúng cách tại nhà
Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnh phải rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bệnh, rồi mới được chăm sóc trẻ lành.
Do bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều phụ huynh cần chú ý. Mọi người cần giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ.
Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi.
Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
Trong trường hợp đã có tiếp xúc nguồn lây, việc sử dụng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nặng của sởi. Tuy nhiên, đây là phương thức phòng ngừa đắt tiền và ít phổ biến.
Ngoài ra, một phương pháp phòng ngừa vô cùng hiệu quả và an toàn là sử dụng vắc-xin để tiêm ngừa cho trẻ.
Thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh sởi
Phòng bệnh bằng vắc-xin được khuyến cáo khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (gọi tắt là EPI).
Tuy nhiên theo, các nhà khoa học, việc tiêm một mũi vắc-xin duy nhất không đủ tạo ra miễn dịch bền vững và rộng rãi trong cộng đồng vì tỉ lệ trẻ tiêm phòng bệnh bị “sót” cũng như tỉ lệ được miễn dịch của vắc-xin này cũng chỉ đạt ở mức 90%. Do vậy, cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc trẻ được 18 tháng tuổi, việc tiêm liều thứ 2 có thể tạo miễn dịch đạt tới 99%.
Từ chiến dịch tiêm chủng mở rộng được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, đến nay tỉ lệ mắc bệnh sởi ở Việt Nam đã giảm một cách rõ rệt. Ngành Y tế nước ta đã đặt ra mục tiêu, phấn đấu sẽ đạt được tỉ lệ mắc sởi chỉ còn 80 - 85 trường hợp mắc sởi mỗi năm vào năm 2012, đây là yêu cầu đặt ra khi thực hiện việc thanh toán bệnh sởi trong cộng đồng.
Vắc-xin sởi đã được chứng minh hiệu quả bảo vệ cao sau khi tiêm ngừa, hơn 90% trẻ tiêm ngừa được bảo vệ phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, đây là một vắc-xin rất an toàn vì rất hiếm hoặc hầu như không có trường hợp nào xảy ra phản ứng nghiêm trọng sau tiêm ngừa.
ThS.BS. ĐINH THẠC (BV. Nhi Đồng 1 - TP.HCM)-suckhoedoisong
Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014
Trận đánh mới trong cuộc chiến bệnh sởi
Từ thực tế tiếp nhận điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và các báo cáo tại Bệnh viện Nhi Trung ương thời gian qua cho thấy, các ca nhập viện và tử vong hầu hết là do biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, trong khi trận sởi bùng lên cách đây vài năm chủ yếu gây biến chứng não.
Cả hai loại biến chứng đều nguy hiểm, song biến chứng hô hấp nguy hiểm hơn vì rất dễ gây tử vong. Theo tôi, cuộc chiến với bệnh sởi chính thức bắt đầu và đây là trận đánh cần phải được bàn kỹ mới có thể chiến thắng, nhất là vấn đề hỗ trợ hô hấp.
Số ca sởi miền Nam thực tế không thua miền Bắc, tuy nhiên bệnh nặng hay nhẹ là do nhiều yếu tố như nhân lực, cơ địa, vùng miền. Chẳng hạn miền Bắc ít có bệnh tay chân miệng, nhưng miền Nam thì có nhiều hơn.
Tại TP HCM khi thấy có dịch sởi, nhờ các bệnh viện tuyến quận huyện đã được tập huấn nên họ có thể giữ bệnh nhân lại điều trị, nếu gặp khó khăn sẽ nhờ các bệnh viện lớn hướng dẫn. Điều này giúp giảm tải bệnh viện tuyến trên. Trong khi hiện nay tại Hà Nội, hầu hết bệnh viện tuyến dưới, thậm chí một số tỉnh lân cận cũng chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương và đây chính là lý do gây quá tải.
Bệnh viện Nhi trung ương đang vỡ trận do nhân lực và nguồn lực không gánh nổi. Toàn bộ khoa Nhiễm và khoa Hồi sức của Bệnh viện Nhi Trung ương đang được sử dụng để điều trị sởi nhưng vẫn không kham nổi. Vì thế bệnh viện này cần phải được tăng nhân lực và thiết bị gấp đôi hiện tại thì mới giải quyết được.
Để khống chế ca tử vong do sởi, cần có ngay một phác đồ được cập nhật mới, phù hợp với tình hình sởi đang diễn ra. Phác đồ cũ được viết cách đây hơn 5 năm tập trung vào viêm não do thời điểm đó người mắc sởi chủ yếu biến chứng viêm não. Lần này do lượng bệnh nhân bị biến chứng hô hấp nhiều hơn nên phác đồ mới sẽ tập trung vào việc chăm sóc hô hấp.
Phác đồ mới cần phải xoáy vào hỗ trợ hô hấp để giảm tử vong do hô hấp; phương pháp phòng ngừa trong bệnh viện; và phân tuyến điều trị. Đặc biệt hỗ trợ hô hấp sẽ được viết chi tiết (bảo đảm cho trẻ bị suy hô hấp đầy đủ ôxy tùy mức độ bệnh) để các tuyến có thể thực hiện. Muốn làm tốt việc này phải cần thêm máy móc và con người đủ để theo dõi.
Số liệu tổng kết cho thấy đa số các ca tử vong do sởi ở Hà Nội là không chích ngừa, cho nên vấn đề chính để phòng ngừa bệnh sởi là phải chích ngừa. Một trong những sai lầm thường thấy là các bác sĩ tiêm phòng hay tư vấn tiêm văcxin 5 trong 1 Quinvaxem (bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não) rồi một tháng sau mới tiêm văcxin sởi cho các bé. Nhưng với tình hình hiện nay, theo tôi các bác sĩ cần tập trung ưu tiên tiêm văc xin sởi cho các bé vì chậm một tháng là các cháu đã có thể mắc bệnh.
Chúng ta hiện có đủ văcxin sởi. Trẻ dưới 3 tuổi sẽ được tiêm miễn phí, trên 3 tuổi thì tiêm dịch vụ chưa đến 200.000 đồng. Sau khoảng 10 ngày tiêm thì bé sẽ có miễn dịch. Trẻ tiêm rồi thì vẫn có thể mắc bệnh, nhưng bệnh nhẹ và không gây biến chứng.
Nguyên tắc của bệnh sởi xuất hiện theo mùa, nếu miễn dịch không có thì từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm bệnh sẽ xuất hiện. Sởi tấn công đầu tiên vào những người có nhóm miễn dịch thấp nhất. Như hiện nay, trẻ từ 12 tháng đến 2 tuổi mắc bệnh nhiều nhất do chưa tiêm phòng. Trẻ dưới 12 tháng là đối tượng bị tấn công thứ hai do nhóm này vẫn còn kháng thể từ cơ thể mẹ. Nhóm 9-10 tuổi bị tấn công cuối cùng, nhóm này có thể đã được tiêm từ nhỏ và đến tuổi này thì miễn dịch yếu đi.
Theo quan điểm của tôi, công bố dịch hay không thời điểm này không quan trọng mà là tất cả chúng ta phải làm gì để giải quyết tình trạng bệnh tăng? Ví dụ, truyền thông nên làm gì, người dân ý thức như thế nào, vai trò của điều trị làm gì, vai trò của nhà quản lý làm gì. Vì thế chỉ cần thông báo: "Hiện nay bệnh sởi đang có dịch tới mức tất cả cùng nhau phòng chống từ người dân cho đến truyền thông, đến cán bộ điều trị". Nó đồng nghĩa với việc chỉ đạo địa phương đang có nhiều ca bệnh và cần tập trung cao độ để khống chế bệnh.
Miền Nam dù bệnh sởi chưa bùng phát nhưng theo tôi vẫn cần phải lo chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ. Thứ nhất phải rà lại nguồn lực thuốc men, trang thiết bị và nhân lực. Thứ hai phải tập huấn lại cho các tỉnh. Các báo cáo hiện không thể hiện ca bệnh ở tỉnh nhưng thực tế ca nhiễm sởi ở Hà Nội vẫn có đến từ các tỉnh. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, lượng bệnh nhân ở tỉnh chuyển lên cũng chiếm khoảng 30%. Khi đã tập huấn cho các tỉnh các điều trị thì sẽ giảm tải cho tuyến trên.
Về phía phụ huynh, trẻ mắc sởi thường sốt, viêm họng và ho dữ dội sặc sụa là dấu hiệu cho thấy có thể mắc bệnh, tuy nhiên điều này không đáng sợ bằng khi trẻ bắt đầu thở nhanh. Lời khuyên của tôi là phụ huynh nếu theo dõi thấy trẻ thở nhanh thì nên đưa đến bệnh viện ngay. Ho nhiều hay sốt cao không liên quan đến độ nặng của bệnh mà chủ yếu là lo theo dõi cách thở và chăm sóc ăn uống vì các bé có thể suy sinh dưỡng luôn sau khi mắc bệnh. Ngoài thở nhanh, trẻ mắc sởi còn có thể bị viêm não, triệu chứng nặng là co giật.
Một trong những sai lầm cũng cần lưu ý từ phía các phòng mạch. Thấy trẻ sốt cao ho nhiều nhưng chưa phát ban, các bác sĩ ở phòng mạch nghĩ bé bị hốt ho viêm họng thông thường cho uống corticoid để giảm ho, nhưng điều này dễ gây nguy hiểm bởi corticoid gây giảm miễn dịch, nếu trẻ mắc sởi thì bệnh sẽ nặng hơn.
BS.Trương Hữu Khanh - VNE
Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014
Cảnh giác với bệnh phổi kẽ
Bệnh phổi kẽ là các tổn thương gây ra sẹo tiến triển ở mô phổi, gây tình trạng khó thở và thiếu ôxy cho cơ thể. Hầu hết các ca bệnh tổn thương tiến triển dần dần, nhưng cũng có một số trường hợp xuất hiện đột ngột. Khi phổi đã bị sẹo thường không thể hồi phục.
Hít khói bụi, hóa chất, nhiễm khuẩn sẽ gây bệnh phổi kẽ
Các nghiên cứu cho thấy bệnh phổi kẽ do nhiều nguyên nhân gây ra: tiếp xúc lâu dài với một số độc tố hoặc các chất ô nhiễm; hít phải bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại; tiếp xúc với khói, hóa chất, xăng dầu, amoniac, khí clo... Hít phải các chất hữu cơ như: ngũ cốc, mía đường, bụi từ phân chim, động vật, nấm mốc. Nhiễm khuẩn: nhiễm virut, vi khuẩn, nấm và nhiễm ký sinh trùng. Bức xạ: bệnh nhân đã được trị liệu bức xạ thì mức độ bệnh nặng phụ thuộc liều bức xạ. Thuốc bao gồm các loại thuốc hóa trị, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và các bệnh tim mạch khác, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh.
Móng tay có đường cong trên các đỉnh (club) trong bệnh phổi kẽ.
Một số bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi kẽ gồm: lupút, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây viêm phổi mạn tính có thể dẫn đến xơ hóa phổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không thể biết rõ nguyên nhân.
Các yếu tố nguy cơ gồm: viêm phổi kẽ, viêm tiểu phế quản, người trên 50 tuổi, hút thuốc lá thuốc lào, trào ngược dạ dày thực quản do acid dạ dày hoặc muối mật vào phổi.
Biểu hiện khi bị bệnh phổi kẽ
Bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ có thể thấy các triệu chứng như sau: cảm giác khó thở, đặc biệt là trong hoặc sau khi lao động hay hoạt động thể lực vừa và nặng; ho khan. Thở khò khè. Khó thở và ho khô thường là dấu hiệu ban đầu. Đau ngực. Móng tay có thể có đường cong trên các đỉnh (club). Các triệu chứng có xu hướng nặng dần. Thời gian lâu khó thở diễn ra thường xuyên dù chỉ làm việc nhẹ như mặc quần áo, nói chuyện trên điện thoại, ăn uống.
Tổn thương phổi trong bệnh phổi kẽ.
Sở dĩ bệnh nhân bị khó thở là do: bệnh phổi kẽ gây viêm thành của các túi khí và các mô làm cho các túi khí bị dày lên và thành sẹo. Bình thường các túi khí đàn hồi cao, mở rộng và giãn nở nhịp nhàng theo từng hơi thở. Nhưng khi đã bị sẹo (xơ hóa) thành túi khí vừa cứng vừa dày làm cho khả năng đàn hồi co giãn của nó bị hạn chế, khí ôxy cũng khó vào máu qua những bức thành dày của túi khí làm cho cơ thể bị thiếu ôxy.
Chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính (CT), có thể thấy hình ảnh tổn thương của phổi. Xét nghiệm chức năng phổi (PFTs); tập thể dục thử nghiệm: vì các triệu chứng của bệnh phổi kẽ sẽ nặng lên khi hoạt động, bác sĩ có thể đánh giá chức năng phổi; nội soi phế quản... có thể giúp ích cho chẩn đoán bệnh.
Biến chứng thường gặp
Tổn thương trong bệnh phổi kẽ có thể dẫn đến một loạt các biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh: Thiếu ôxy trong máu; tăng huyết áp ở mạch máu phổi là tình trạng chỉ gây tăng huyết áp ở mạch máu trong phổi mà không gây tăng huyết áp toàn thân. Do mô sẹo cản trở lưu thông của các mao mạch trong phổi, hạn chế lưu lượng máu trong phổi dẫn đến tăng áp suất trong động mạch phổi, gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân; suy tim phải, suy hô hấp.
Lưu ý trong điều trị
Điều trị bệnh phổi kẽ cần kết hợp các loại thuốc sau đây: corticosteroid để chống viêm giúp giảm các triệu chứng bệnh. Thuốc này hiếm khi cải thiện chức năng phổi ở những người bị xơ hóa phổi. Tuy nhiên, không nên dùng thời gian dài vì corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ, như bệnh tăng nhãn áp, loãng xương, tăng đường huyết dẫn đến bệnh đái tháo đường, chậm lành vết thương, tăng tính nhạy cảm với nhiễm khuẩn. Azathioprine dùng kết hợp với corticosteroid để điều trị bệnh phổi kẽ. Acetylcystein có tác dụng chống ôxy hóa làm giảm tổn thương sẹo hóa phế nang. Anti - fibrotics cũng được dùng để làm giảm sự phát triển của mô sẹo. Ôxy liệu pháp có thể cải thiện giấc ngủ, giảm huyết áp ở buồng tim phải. Phục hồi chức năng phổi chủ yếu là biện pháp tập thể dục, thầy thuốc sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách hít thở hiệu quả hơn; phối hợp với việc ăn uống đủ chất, tạo tâm lý thoải mái để bệnh mau hồi phục.
Cấy ghép phổi trong các trường hợp: bị bệnh phổi kẽ trầm trọng mà các biện pháp điều trị khác không có kết quả.
ThS. Nguyễn Xuân Lục - Suckhoedoisong
Biện pháp phòng bệnh phổi kẽ
Bỏ hẳn thuốc lá thuốc lào; sử dụng quần áo bảo hộ lao động trong các nghề nghiệp phải tiếp xúc với các chất ô nhiễm, bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, khói, hóa chất, bụi hữu cơ như ngũ cốc, mía đường, chăn nuôi chim, gà, động vật. Ðiều trị triệt để các bệnh nhiễm vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng. Toàn thân và nhất là bệnh ở phổi. Ðối với bệnh nhân đã sử dụng trị liệu bức xạ, hóa trị liệu hoặc dùng các thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh... cần được theo dõi chặt chẽ, khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm bệnh phổi kẽ và điều trị kịp thời, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ và tập luyện thể dục thường xuyên đều đặn. Ðiều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi kẽ như lupút, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp…
Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014
Nam sinh lớp 9 Nhiễm HIV do bị lạm dụng khi đi học bơi
Chuyện đau lòng này xảy ra với một học sinh nam, đang học lớp 9 một trường trung học cơ sở ở Q.Tân Bình, TP.HCM. Cả cha mẹ em và bản thân em này đều khóc hết nước mắt khi được bác sĩ thông báo em bị nhiễm HIV.
Người cảnh báo về trường hợp này là bác sĩ Trương Hữu Khanh - tiểu ban nhi Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM. Bác sĩ Khanh kể em học sinh này được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám bệnh với triệu chứng ốm yếu, sốt, ho, các bác sĩ đã cho em xét nghiệm máu và kết quả dương tính với HIV. Được sự động viên, em học sinh này mới kể lại câu chuyện đau lòng xảy ra với mình. Khoảng tháng 10-2013, em được đi học bơi ở một hồ bơi trên địa bàn Q.Tân Bình. Ngay buổi học đầu tiên, khi em vào phòng thay đồ để đi về thì bị một thanh niên lạ mặt, dáng người cao to, khoảng 30 tuổi xông vào phòng, bịt chặt miệng em lại không cho la lên và lạm dụng em qua đường hậu môn. Hai buổi học tiếp theo, em cũng bị người lạ mặt này xông vào và làm chuyện tương tự nên đến buổi học cuối cùng, em sợ quá không dám đến hồ bơi mà trốn buổi học này.
Khoảng 5-6 tháng sau khi bị lạm dụng, em bắt đầu có biểu hiện ốm yếu, sốt, ho nên gia đình mới đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 và bác sĩ phát hiện em bị nhiễm HIV. Theo bác sĩ Hữu Khanh, quan sát em qua các buổi tham vấn cho thấy khả năng em bị nhiễm HIV do bị lạm dụng khi đi học bơi là có cơ sở chứ em không thể tự tạo ra câu chuyện bị lạm dụng này. Đến nay, gia đình em vẫn chưa báo với nhà trường biết về việc con mình bị lạm dụng khi đi học bơi và đã bị nhiễm HIV.
Bác sĩ Khanh còn cho biết tháng 8-2013, bệnh viện cũng tiếp nhận và xét nghiệm một sinh viên nam 19 tuổi bị nhiễm HIV và cũng cho biết bị lạm dụng tương tự như vậy ở một hồ bơi tại Q.12. Theo lời kể của nam sinh viên này, khoảng tháng 3-2013, khi đang là học sinh trung học phổ thông, em có đi bơi. Một lần, khi bơi xong, hồ bơi rất vắng, em vào phòng thay đồ và bị một thanh niên cao lớn, ở độ tuổi ngoài 30 bất ngờ xông vào phòng bịt miệng và lạm dụng qua đường hậu môn. Sau đó khoảng năm tháng, em bắt đầu xuất hiện triệu chứng nhiễm HIV và được xét nghiệm. Hiện sinh viên này đang được điều trị bằng thuốc ARV (thuốc kháng virút HIV) và sức khỏe ổn định.
Bác sĩ Hữu Khanh nói ông thật sự rất lo lắng vì không loại trừ có thể còn một vài em khác cũng đã bị đối tượng xấu lạm dụng tương tự. Nếu không lên tiếng cảnh báo thì có thể đã có em bị lạm dụng tương tự nhưng không dám nói với gia đình, không đến cơ quan y tế kịp thời để khi sức khỏe có vấn đề, xuất hiện triệu chứng HIV mới tới thì đã chậm trễ.
Tuổi trẻ
Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014
Bệnh suy thận cấp
Suy thận cấp là một hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp trong hồi sinh cấp cứu. Gọi là suy thận câp khi creatinine trong huyết thanh tăng 50% hoặc lọc cầu thận giảm 50% so với trị số cơ bản (baseline).
Nguyên nhân và sinh lý bệnh
Có ba nhóm nguyên nhân gây suy thận cấp: suy thận trước thận, tại thận và sau thận.
1. Suy thận cấp trước thận
Các nguyên nhân giảm thể tích máu nội mạch làm giảm tưới máu thận như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, thiếu nước do mọi nguyên nhân. Trong tình trạng sinh lý bình thường, khi thể tích lưu thông giảm, các thụ thể cảm áp (baroreptors) ở xoang động mạch cảnh và ở tim được họat hóa làm tăng họat động của hệ thần kinh giao cảm, hệ thống renin-angiotensin-aldosterone và tiết argininevasopressine (AVP-trước đây gọi là antidiuretic hormone) mà hậu quả là co mạch ở những vùng không chủ yếu để bảo vệ các bộ phận chủ yếu là tim và não. Khi tưới máu thận giảm, cơ chế tự điều chỉnh (autoregulation) của thận cùng với prostaglandins và prostacyclin làm giãn động mạch tới vi cầu (afferent arterioles).
Trong khi đó angiotensin II làm co động mạch rời vi cầu (efferent arterioles). Kết quả là áp suất trong cầu thận được duy trì do đó duy trì lọc cầu thận. Cơ chế tự điều chỉnh có tác dụng tối đa khi áp huyết động mạch trung bình (mean arterial blood pressure) ở vào khoảng 80 mmHg, khi áp huyết hạ dưới mức này cơ chế tự điều chỉnh không còn hữu hiệu nên lọc cầu thận giảm, gây ra suy thận trước thận.
Hệ thống lọc của thận
Những người lớn tuổi và những người có bệnh mạch máu như xơ vữa động mạch, tiểu đường, nhậy cảm với tình trạng hạ huyết áp hơn người thường. Một số thuốc cản trở sự vận hành của cơ chế tự điều chỉnh tuần hoàn trong cầu thận như các thuốc ức chế sự tổng hợp prostaglandin (thuốc chống viêm không steroid) hoặc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin II tăng nguy cơ suy thận ở người mà tưới máu thận giảm.
2. Suy thận cấp tại thận
Nhiều bệnh tổng quát gây tổn thương tại thận làm giảm lọc cầu thận. Các tổn thương có thể ở ống thận, cầu thận, mô kẽ, và mạch máu thận. Tổn thương ống thận thường do thiếu máu cục bộ (ischemia) hoặc do chất độc với thận. Thiếu máu cục bộ có thể do xuất huyết, trụy mạch, sốc nhiễm trùng. Chất độc với thận có thể là hóa chất, kháng sinh như aminoglycosides, acyclovir, chất cản quang hoặc chất độc nội sinh như hemoglobin và myoglobin.
Nếu tưới máu thận tiếp tục giảm các tế bào ống thận sẽ bị hoại tử làm cho suy thận cấp trước thận có tính chất cơ năng trở thành suy thận cấp có tổn thuơng cơ thể gọi là hoại tử ống thận cấp. Hoại tử ống thận cấp tiến triển qua ba giai đọan: giai đọan khởi đầu, giai đoạn duy trì và giai đoạn phục hồi. Sau biến cố đầu tiên gây tổn thương ở thận, lọc cầu thận giảm trong một đến hai tuần sau đó dần dần hồi phục. Hiện nay chưa có cách nào làm cho thận phục hồi nhanh hơn do đó cần ngăn ngừa hoại tử ống thận cấp như hồi sức tích cực, tránh các chất độc với thận.
Viêm cầu thận cấp thường có biểu hiện tổng quát như sốt, nổi ban, đau khớp, do nhiễm liên cầu trùng hoặc hồng ban đỏ (lupus erythrematosus) hoặc các bệnh hệ thống khác. Bệnh nhân thường tiểu ra máu, trong nước tiểu có trụ hồng cầu, và chất đạm (protein). Viêm mô kẽ cũng có thể gây suy thận cấp.
Viêm thận kẽ cấp có thể do dị ứng với thuốc, bệnh nhiễm trùng, bệnh thâm nhiễm (infiltrative diseases). Triệu chứng của viêm thận kẽ có thể gồm sốt, nổi ban, tế bào ái toan tăng trong máu và nước tiểu….
Các bệnh mạch máu gồm cả mạch máu nhỏ và mạch máu lớn. Các bệnh mạch máu nhỏ thường thể hiện bằng thiếu máu tán huyết do bệnh vi mạch và suy thận cấp do nghẹt hoặc tắc các mạch máu nhỏ. Các bệnh mạch máu lớn thường sẩy ra ở người lớn tuổi do hẹp hoặc tắc động mạch thận, huyết khối do rung nhĩ, hoặc bóc tách động mạch chủ cấp tính (acute dissection).
3. Suy thận cấp sau thận
Tắc nghẽn hoặc chèn ép đường dẫn nước tiểu cũng gây suy thận cấp. Các nguyên nhân có thể là tiền liệt tuyến lớn, u bướu, hoặc sạn…Cần tìm các nguyên nhân cơ học để lọai bỏ hầu phục hồi chức năng thận. Siêu âm là một phương tiện dễ dùng, không độc hại giúp chẩn đoán sự ứ nước tiểu do nguyên nhân cơ học.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử giúp tìm nguyên nhân có thể gây suy thận cấp, thăm khám lâm sàng tìm dấu hiệu suy thận và nguyên nhân. Một số trường hợp được phát hiện do theo dõi hàng ngày ở những bệnh nhân nặng trong bệnh viện. Cần xét nghiệm bổ túc để đánh giá tình trạng và phân biệt chẩn đoán.
* Nước tiểu lấy ở phòng cấp cứu, trước khi truyền dịch hoặc cho thuốc có giá trị chẩn đoán phân biệt. Nước tiểu bình thường trong suy thận trước thận, ngược lại thường có trụ hạt nâu, tế bào biểu mô và trụ biểu mô trong hoại tử ống thận cấp. Tỉ trọng nước tiểu trên 1.020 trong suy thận trước thận, dưới 1.020 trong hoại tử ống thận. Lượng sodium thấp dưới 20 mEq/L trong suy thận trước thận, cao trên 40 mEq/L trong hoại tử ống thận cấp. Phân suất thải sodium (Fractional Excretion of Sodium–FE Na) là một chỉ dẫn tốt để phân biệt suy thận trước thận và suy thận do hoại tử ống thận, FE Na dưới 1% trong suy thận trước thận, trên 2% trong hoại tử ống thận cấp. Osmolality của nước tiểu dưới 450 mosmol/L trong hoại tử ống thận, cao trên 500 mosmol/L trong suy thận trước thận phản ảnh tác dụng của kích thích tố kháng lợi niệu (antidiuretic hormone-AVP) do tình trạng thiếu thể tích trên ống thận bình thường. Thể tích nước tiểu thấp trong suy thận trước thận vì thận bình thường giữ lại nước và sodium, ngược lại có thể thấp hoặc bình thường trong hoại tử ống thận cấp. Tỉ số Creatinine trong nước tiểu và máu cao trên 40 trong suy thận trước thận vì trong tình trạng thiếu nước ống thận còn nguyên vẹn tái hấp thu nước nên creatinin tập trung cao trong nước tiểu, ngược lại tỉ số này thấp dưới 20 trong hoại tử ống thận. Cần lưu ý rằng các chỉ số trên không có giá trị khi bệnh nhân đã có bệnh thận từ trước vì khả nặng cô đặc nước tiểu vốn đã bị rối lọan. Trong trường hợp này có thể thử truyền một lượng dịch để theo dõi sự đáp ứng nếu nghi ngờ bệnh nhân bị thiếu nước.
* Các dấu sinh học mới
Lipocalin trung tính liên hệ với gelatinase (Neutrophil gelatinase-associated lipocalin-NGAL) có tác dụng bảo vệ và giúp sinh sản tế bào ống thận thể hiện mạnh mẽ sau khi thận bị thiếu máu cục bộ (renal ischemia). Một nghiên cứu dựa trên 71 trẻ em đưoc điều trị bằng tim-phổi nhân tạo (cardiopulmonary bypass) cho thấy rằng nồng độ của NGAL 50µg/L trong nước tiểu 2 giờ sau điều trị là chỉ dẫn của tổn thương thận với độ nhậy 100%, độ chuyên biệt 98%. Các dấu sinh học khác đã được khảo sát là nồng độ Cystatin C trong hyết thanh, Phân tử Tổn thương Thận-1 (Kidney Injury Molecule-1, KIM-1) và interleukin-18.
Xử trí
Bệnh nhân cần được thăm khám toàn diện và theo dõi sát về tri giác, hô hấp, tuần hoàn, sinh hiệu, lượng nước xuất nhập, chức năng thận và chất điện giải. Cần tìm và điều trị nguyên nhân gây suy thận cấp. Cần ổn định tình trạng tim mạch, cân bằng nước và chất điện giải tránh dùng các thuốc độc với thận. Dinh dưỡng chủ yếu dựa vào carbohydrates, hàm lượng đạm trong phần ăn cần được quân bằng ở mức 0.6g/kg/ngày. Chỉ dùng sodium bicarbonate khi có toan chuyển hóa nặng với pH dưới 7.2 hoặc bicarbonate dưới 10-15 mEq/L. Potassium dưới 6 mEq/L có thể kiểm soát được bằng cách điều chỉnh chế độ ăn. Khi triệu chứng và rối lọan điện giải không kiểm sóat được bằng điều trị bảo tồn cần lọc máu thay cho thận. Có thể lọc màng bụng hay thận nhân tạo tùy từng trường hợp và tùy điều kiện tại chỗ. Chỉ định lọc máu thay cho thận gồm: toan huyết, rối lọan điện giải không kiểm soát được bằng thuốc, thể tích quá tải, BUN trên 100mg/L, chảy máu, viêm màng ngoài tim, bệnh não.
Một số thông tin mới
* Tác dụng của acetylcysteine: Các nghiên cứu chứng tỏ rằng acetylcysteine 600 mg uống hai lần mỗi ngày một ngày trước và trong ngày làm các thủ thuật X quang với chất cản quang có thể giảm được tỉ lệ phát bệnh (incidence) của suy thận cấp.
*Dopamine: Các nghiên cứu cho thấy rằng dopamine truyền tĩnh mạch 2mcg/kg/phút không có tác dụng ngăn ngừa suy thận cấp mà lại có thể gây rối lọan nhịp tim.
*Lợi tiểu tác dụng trên quai Henle: Nghiên cứu cho thấy lợi tiểu không có lợi mà lại làm tăng tỉ lệ tử vong và làm chậm sự phục hồi chức năng thận.
*Sodium bicarbonate: Một nghiên cứu dựa trên 119 bệnh nhân cho thấy truyền dung dịch bicarbonate trước khi tiêm chất cản quang giảm nguy cơ suy thận do chất cản quang.
Dự hậu
Tỉ lệ tử vong chung của suy thận cấp là 50%, không thay đổi đáng kể trong 30 năm qua. Thông thường bệnh nhân không chết vì suy thận cấp nhưng chết vì bệnh căn bản gây suy thận. Tỉ lệ tử vong thay đổi tuy theo nguyên nhân: 15% trong nhóm sản khoa, 30% trong nhóm nội khoa, 60% ở những bệnh suy thận do chấn thương hoặc sau các giải phẫu lớn. Thiểu niệu (nước tiểu dưới 400ml/ngày), creatinine trên 3mg/dl khi nhập viện là các chỉ dẫn xấu. Tỉ lệ tử vong cao hơn ở người lớn tuổi và có bệnh của nhiểu bộ phận. Phần lớn bệnh nhân phục hồi đủ chức năng thận để sống bình thường, 50 % có những thay đổi về chức năng thận nhưng không có biểu hiện lâm sàng và 5 % không hồi phục, cần tiếp tục điều trị bằng lọc thận hoặc thay thận.
Theo megafun.vn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)