Nhiễm bệnh vì tiêm vaccin "bẩn"
Năm 1955, khi ngành y tế các nước bắt đầu chiến lược tiêm chủng đại trà, số lượng người bị nhiễm bệnh lập tức giảm rõ rệt. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thời ấy dự báo, nhờ triển khai ồ ạt chiến dịch tiêm chủng, Polio sẽ bị loại bỏ hoàn toàn sau vài ba năm, giống như bệnh đậu mùa đã biến mất 25 năm trước.
Thế nhưng, sự thật diễn ra đã không như người ta tưởng. Ngay sau khi tiêm vaccin vài ba năm, bỗng nhiên người ta thấy số người bị bại liệt gia tăng đột biến. Không những thế, nhiều người đã tham gia tiêm chủng còn có biểu hiện bị nhiễm một loại virut lạ có khả năng gây ra các chứng ung thư nguy hiểm. Số lượng nhiễm bệnh lớn nhất nằm trong những đợt tiêm vaccin vào bắp đầu tiên (trước năm 1963), trong đó có 98 triệu công dân Mỹ và một con số không nhỏ chưa được xác định tại các quốc gia phương Tây khác. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn ở chỗ, liều vaccin phòng Polio này đã được sử dụng rộng rãi tại các nước XHCN Đông Âu suốt từ năm 1955 - 1981 mà không một thông tin trái chiều nào được thông báo!
Năm 1960, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng vaccin Salk tiêm bắp phổ biến thời kỳ đó ở Mỹ và nhiều nước khác - sản phẩm của tiến sĩ Jonas Salk - bị nhiễm một loại virut lạ. Sau đó giới nghiên cứu tìm thấy virut đó ở trong tế bào thận khỉ sử dụng làm nguyên liệu nhân giống Polio trong phòng thí nghiệm. Thủ phạm lây nhiễm này được đặt tên là virut khỉ số 40-SV 40.
Theo quy trình sản xuất vaccin, virus Polio sẽ bị tiêu diệt bằng hóa chất, vậy nên theo lý thuyết, những virut cũng bị dọn sạch. Thế nhưng kỹ thuật sản xuất vaccin được áp dụng vào những năm 50, té ra không hiệu quả. Những nghiên cứu không thực hiện sau đó cho thấy rằng, một phần ba số vaccin mang nhãn Salka có nhiễm SV40. Chúng đã được tiêm chủng cho 98 triệu công dân Mỹ, điều đó có nghĩa, chỉ riêng tại Mỹ, số ca nhiễm bệnh đã có thể lên tới 30 triệu người. Vậy còn trên toàn thế giới, bao nhiêu công dân có thể bị nhiễm virut này từ nguồn tiêm chủng? Không chuyên gia nào có thể trả lời!
F.D.Roosevelt - Tổng thống Mỹ 4 nhiệm kỳ ngồi xe lăn - nạn nhân của căn bệnh sốt bại liệt. |
Bản tường trình bí mật của Nhà Trắng
Một năm sau khi phát hiện ra virut lạ, Tổ chức US Public Health Service của Chính phủ Mỹ đã lặng lẽ ra lệnh cho các nhà sản xuất loại bỏ SV40. Tuy nhiên những lô vaccin đã được sản xuất trước đó vẫn được sử dụng đến năm 1963. Mãi đến khi nhật báo The New York Time công bố về sự hiện diện của virut, tổ chức trên mới trấn an dư luận rằng, bệnh lây nhiễm là vô hại. "Người ta làm như thế để tránh cơn hoảng loạn có thể đe dọa chiến dịch tiêm chủng mở rộng" - tiến sĩ Maurice Hilleman, một trong những người đầu tiên phát hiện ra SV40 sau này nhớ lại.
Cho đến nay, chính quyền Mỹ vẫn khẳng định rằng, vấn đề chỉ liên quan đến vaccin tiêm bắp và đã được giải quyết hoàn toàn. Sự thật không phải như vậy. Tế bào khỉ vẫn được sử dụng trong sản xuất loại vaccin dạng uống phổ biến nhất. Trong thời kỳ 1959 - 1960, có 7 triệu trẻ em Ba Lan từng uống vaccin này.
Mới đây, cách giải thích sự kiện này theo cách khác được giới thiệu trong cuốn sách xuất bản tại Mỹ: "Virut là vaccin. Lịch sử thật về virut gây bệnh ung thư khỉ, vaccin phòng Polio và hàng triệu người bị nhiễm bệnh ở Mỹ". Thời gian ngắn sau khi phát hiện ra SV40, các nhà khoa học thuộc Wistar Institue, khi ấy do giáo sư Koprowski lãnh đạo đã nghiên cứu ra phương pháp sản xuất vaccin an toàn. Vaccin mới được đưa vào sử dụng từ năm 1962 - thoạt đầu là Nam Tư, sau đó đến các nước châu Âu khác và Canada. Thế nhưng Mỹ và Liên Xô (cũ) vẫn áp dụng công nghệ cũ - phương pháp có thể dẫn đến lây nhiễm - tác giả cuốn sách, nữ nhà báo Mỹ Debbie Bookchin tuyên bố. Cũng theo Bookchin, Chính phủ Mỹ đã chủ trương che giấu thông tin về sự kiện trên, thậm chí còn định hủy diệt sự nghiệp của các nhà khoa học nghiên cứu SV40. Mãi đến năm 2000, người Mỹ mới thừa nhận sai lầm và bắt đầu sử dụng vaccin hiện đại an toàn nhập khẩu từ Canada.
Ngay sau đó, một nhóm các nhà khoa học Mỹ và châu Âu đã tiến hành nhiều nghiên cứu dịch tễ học và xác định những đối tượng tiêm vaccin nhiễm bẩn trước đó mắc bệnh ung thư nhiều hơn bình thường. Từ đó đến nay, ngày càng có nhiều tin tức bất an về việc phát hiện ra AND SV40 có liên quan đến những bệnh ung thư tấn công con người. Theo những nghiên cứu mới nhất, ngày nay khoảng 5 - 12% số người bị lây nhiễm virut này. Virut ẩn nấp trong máu, các mô và "con giống" của người khỏe mạnh. Mặc dù không có chứng cứ khẳng định tất cả những người bị nhiễm virut ung thư khỉ này đều có nguồn gốc từ tiêm vaccin “bẩn” song những nghiên cứu nhiều nhất liên quan đến ung thư màng phổi, cơ xương và não đều cho thấy đối tượng chủ yếu là những người đã tiêm chủng Polio. Đó là những bệnh ung thư ít gặp, song đột nhiên bùng phát trong 30 năm qua, trùng hợp với thời gian triển khai chiến lược tiêm chủng đại trà tại Mỹ và các nước Tây Âu. Cũng xuất hiện chứng cứ khẳng định mối liên hệ giữa SV40 và bệnh ung thư xuất xứ từ tế bào lympho. Nguyên liệu gen virut này được phát hiện trong khối u của nạn nhân ung thư phổi. Mỗi năm thế giới có khoảng 287.000 người mắc căn bệnh nguy hiểm này và chỉ có khoảng 60% thoát khỏi tử thần.
"Nếu như nước Mỹ thừa nhận sai lầm và biết sửa sai ngay khi phát hiện ra sai lầm thì có lẽ đã giảm thiểu được rất nhiều ca ung thư vì nhiễm virut của khỉ" - tiến sĩ Michele Carbone thuộc Loyol University Medical Center ở Chicago khẳng định. Ngày nay nhờ tìm ra phương pháp sản xuất vaccin an toàn, con người đã có thể yên tâm trước những mũi tiêm nhưng câu chuyện về vaccin “bẩn” của hơn 50 năm trước vẫn là một bài học đắt giá cho những người hoạt động trong lĩnh vực y khoa.
Chí Thành (Theo Medical Pioneer) - suckhoedoisong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét