Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2009

Dịch vụ cho thuê "người yêu" và "cave hàng zin"

Yêu thuê đang dần phổ biến như một nghề, kéo theo nhiều niềm vui lẫn nỗi buồn...

Cuộc sống hiện đại đã sản sinh ra nhiều dịch vụ mới mẻ. Tình cảm cũng dần biến thành một loại dịch vụ, điển hình như dịch vụ cho thuê người yêu đang rất phổ biến.

Ngoài các công ty chuyên cho thuê người yêu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều các cô gái tình cờ bước vào nghề yêu thuê. “Dịch vụ” của họ thường mang tính tự phát và thông qua người quen là chính.

“Nghề tay trái” này mang lại cho họ một khoản thu nhập nho nhỏ và hoàn toàn không có chuyện mua bán xác thịt.

Tuy nhiên, đây có phải là một “nghề” nên lựa chọn? Bạn có thể tự rút ra câu trả lời cho mình từ những dòng tâm sự dưới đây của một cô công nhân giấu tên, ngụ quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên làm người yêu thuê.

Ngày… tháng… năm…

Vừa tan ca, tôi nhận được điện thoại của mẹ: "Các em sắp vào năm học mới, con có giúp được bố mẹ đồng nào không?”. Chưa đến ngày lĩnh lương, tôi tần ngần mãi rồi quyết định sang vay tạm chị Hoa, trọ ở phòng kế bên.

Tối thứ bảy, phòng chị có đông bạn bè đến chơi. Chị vốn là nhân viên văn phòng nên bạn bè toàn dân trí thức. Ngại ngùng, tôi chào chị qua loa rồi về ngay.

Tối hôm sau, chị bảo tôi: “Có một anh bạn của chị hôm qua nhìn em thấy mến mến. Anh ấy muốn nhờ em làm người yêu tạm để đi chơi, tán gẫu. Em đồng ý không?”.

“Là sao hả chị? Em không hiểu”, tôi sợ sệt đáp. 19 tuổi đầu, tôi chưa hẹn hò bao giờ. Vào Sài Gòn chưa đầy năm, tôi chỉ biết đường từ nhà trọ đến khu chế xuất.

Chị Hoa vội giải thích: “Em đừng hiểu lầm. Tại em không biết đấy, ở thành phố bây giờ rất phổ biến dịch vụ cho thuê người yêu. Các công nhân ở khu xóm trọ trên cũng làm nghề này rất nhiều”.

“Bạn của chị là dân trí thức, chưa muốn vướng bận gia đình nên không yêu ai cả. Mấy ngày cuối tuần, anh ấy hơi buồn vì bạn bè ai cũng có đôi. Anh ấy muốn cùng em đi chơi vào ngày thứ bảy và chủ nhật, chỉ vậy thôi”.

“Sau mỗi buổi đi chơi, anh ấy sẽ biếu em một khoản tiền. Chi phí đi chơi anh ấy trả. Em đừng ngại, chỉ là đi xem phim, uống nước chứ không có chuyện kia đâu”.

Nghe bùi tai, tôi gật đầu với suy nghĩ: “Như thế có mất gì đâu, mình lại có thêm tiền giúp gia đình”.

Ngay tối hôm sau, anh Phong, bạn chị Hoa, gọi điện cho tôi và bảo: “Chủ nhật này, anh qua mời em đi uống cà-phê nhé”.

Nhận lời anh rồi, tôi lo lắng đến mất ngủ. Việc gặp gỡ và trò chuyện với một người đàn ông xa lạ thật kỳ quặc. Thêm nữa, những vụ án các cô gái bị lừa vào ổ quỷ cũng khiến tôi rùng mình.

Một đôi lần, tôi định sang nhà chị Hoa để hủy cuộc hẹn. Thế nhưng, lần nào tôi cũng bị chị thuyết phục và đồng ý giữ hẹn như ban đầu.

Sáng chủ nhật, đúng 9 giờ, Phong đến đón tôi. Anh đưa tôi vào một quán cà phê gần nhà thờ Đức Bà. Đây là lần đầu tiên tôi đến một nơi sang trọng thế này.

Sau khi yên vị, Phong bắt chuyện trước: “Quê em ở đâu? Vào Sài Gòn được mấy năm rồi?”. Thấy tôi cứ ấp úng, Phong trấn an: “Yên tâm đi cô bé, anh chỉ mời em đi chơi và tán gẫu vậy thôi”.

Tôi gượng cười rồi trả lời câu hỏi của anh. Qua phút ban đầu bỡ ngỡ, cuộc trò chuyện trở nên sôi nổi hơn. Phong cho tôi biết anh là đầu bếp chính trong một nhà hàng lớn ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

11 giờ 30 phút, Phong nhìn đồng hồ và bảo: "Hết giờ hẹn rồi, anh đưa em về thôi”. Đoạn Phong đưa tôi 500.000 đồng và bảo: “Cảm ơn em nhé!”.

Tôi ngượng ngùng cầm lấy, lí nhí nói cảm ơn. Trên đường trở về nhà trọ, tôi nhẩm tính: “Tiền công một buổi tối đi chơi hơn chục giờ tăng ca cực nhọc của mình”.

Ngày… tháng… năm…

Thỉnh thoảng, vào ngày chủ nhật, Phong lại gọi điện hẹn tôi đi uống cà phê. Tôi đi chơi với anh cũng được ba lần. Thu nhập tròm trèm 1.500.000 đồng. Tôi vui vẻ và thân thiện với anh hơn vì thấy mình vẫn an toàn mà lại có thêm thu nhập.

Hôm nay, anh lại đến khu nhà trọ. Đã quen thân hơn, tôi mời anh vào phòng chơi. Trong lúc có một nhóm bạn làm cùng công ty với tôi. Trong đó có Phương, một bạn gái quê ở An Giang, cùng quê với Phong.

Đến lúc chuẩn bị đi, Phong bảo tôi: “Hôm nay, anh muốn đi cùng Phương”. Cô bạn của tôi vui vẻ gật đầu. Riêng tôi cảm thấy mình như bị dội một gáo nước lạnh. Vài giây sau, tôi mới ấp úng: “Vâng, chúc anh và Phương đi chơi vui vẻ”.

Dù Phong chẳng phải là bạn trai thật nhưng tôi vẫn cảm thấy tổn thương kinh khủng. Họ đi rồi, tôi bật khóc như một kẻ thất tình.

Gạt nước mắt, tôi tự an ủi: “Mình chỉ là người yêu thuê thôi mà. Họ trả tiền, họ có quyền lựa chọn. Việc gì mình phải buồn? Đây chỉ là chuyện nghề nghiệp thôi”.

Ngày… tháng… năm…

Lần này, tôi nhận lời làm vợ sắp cưới của một người trong nhóm bạn của chị Hoa, tên Hoàng. Anh là kỹ sư xây dựng, thường đi đây đó theo công trình nên chưa có người yêu. Bố mẹ giục quá nên anh nhờ tôi đóng vai vợ sắp cưới.

Để hoàn thành hợp đồng, tôi xin nghỉ phép hai ngày thứ sáu và thứ bảy. Và bây giờ, tôi đang cùng anh về Cần Thơ.

Trên đường đi, anh kể cho tôi nghe về gia đình anh, sở thích của ba, mẹ và cô em gái. Anh bảo: “Người miền Tây thật thà và hiếu khách. Em cứ là chính mình, nếu họ có hỏi gì khó nói, em cứ để anh ứng biến”.

Về đến nơi, ba mẹ anh đón chúng tôi trong niềm vui khôn tả. Họ liến thoắng kể chuyện nhà, bàn chuyện đám cưới. Anh ngồi cạnh tôi nắm tay thân mật hệt như một đôi tình nhân đang yêu nhau say đắm.

Hai ngày ở nhà anh, tôi vui như được ở nhà mình. Tôi cùng em gái anh nấu cơm, giặt quần áo… Chúng tôi cùng tuổi nên trò chuyện rất hợp nhau.

Sáng chủ nhật, cả hai về lại thành phố. Hoàng chở tôi về nhà trọ rồi đưa 2.000.000 đồng. Tiền công hai ngày làm vợ hờ hơn cả tháng lương của tôi.

Lần đầu tiên về quê với Hoàng cũng là lần cuối cùng tôi gặp anh. Hoàng theo công trình đi triền miên nên không có nhu cầu tìm người tán gẫu cuối tuần như Phong. Hết hợp đồng, chúng tôi cũng đứt liên lạc.

Tôi không còn cảm giác bị “đá” như lần làm bạn với Phong. Xong việc, tôi vui vẻ nhận tiền và xoá số điện thoại của anh. “Làm nghề này mà để trái tim rung rinh mãi, chắc thất nghiệp sớm”, tôi tự nhủ.

Ngày… tháng… năm…

Dịp giáp Tết, tôi nhận một hợp đồng hấp dẫn: đi du lịch với một người bạn của Phong, tên Tùng. Phong đề nghị, tôi nhận lời ngay vì tiền nhiều và được đi chơi xa.

Quan trọng hơn, tôi tin lời hứa của Phong: “Đi dài ngày nhưng vào khách sạn, ai ở phòng nấy. Bạn anh cũng đàng hoàng như anh, em yên tâm nhé”.

Vậy là Tết ấy, tôi lên Đà Lạt cùng “bồ”. Lần đi chơi này, tôi háo hức hơn hẳn vì được lên Đà Lạt lần đầu tiên.

Cũng như Phong và Hoàng, Tùng rất tự nhiên và thân thiện. Anh bảo: “Không phải anh không thích lấy vợ nhưng yêu ai được vài tuần, anh cũng thấy chán. Chắc tại số anh cô đơn”.

Tối hôm ấy, anh đưa tôi ra chợ Đà Lạt dùng cơm. Khi về khách sạn, anh mời tôi vào phòng mình chơi và hỏi: “Em “chiều” anh một lần nhé?".

“Em yên tâm, anh sẽ trả tiền xứng đáng. Em đừng lo có sự cố vì anh biết cách phòng ngừa. Đồng ý nhé?”.

Lời đề nghị trắng trợn và thái độ bình thản của anh khiến tôi choáng váng. Tình huống này tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Tôi gần như bật khóc: “Không được, em xin anh đừng làm thế. Chúng ta giao kèo trước rồi mà”. Tùng khoát tay: “Em không muốn thì thôi, không sao”. Trở về phòng mình, tôi vẫn còn sợ đến toát mồ hôi.

“Nhỡ anh ta cứ làm tới, mình cũng không chống cự được. Mình biết kêu cứu ai? Sao mình dại dột thế này?”, tôi tự trách bản thân. Suốt đêm ấy, tôi gần như thức trắng vì không dám ngủ.

Trở về thành phố, tôi không dám kể cho ai nghe sự cố của mình. Tôi thấy xấu hổ và sợ mọi người nghi ngờ, dò xét. Tôi chỉ biết tự nhắc nhở mình: “Từ nay, phải chọn người cẩn thận trước khi nhận lời làm người yêu thuê”.

Ngày… tháng… năm…

Theo sự giới thiệu của bạn bè, càng ngày tôi càng có nhiều lời mời làm người yêu thuê. Không nhận lời hết, tôi nhờ các bạn phòng trọ kế bên đi thay.

Những ngày chủ nhật đi làm “bồ” giúp tôi vui hơn. Tuy nhiên, chẳng phải chủ nhật nào tôi cũng có “mối”. Vốn quen chân đi, khi phải ngồi nhà, tôi thật sự thấm thía nỗi cô đơn.

Hơn 20 tuổi, tôi chưa bao giờ thật sự hẹn hò với ai. Cũng có nhiều chàng trai theo đuổi nhưng chẳng hiểu sao, tôi không có cảm giác yêu ai. Tôi cười đùa, trò chuyện với họ như một thói quen. Phải chăng tôi đã quen yêu dối, yêu hờ?

Bạn cần biết

Theo chuyên viên tâm lý Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm Tư vấn Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình, Hộ Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, dù không vi phạm đạo đức nhưng đi yêu thuê không dễ được chấp nhận trong xã hội xưa và nay. Bản chất của nó là dùng tình cảm làm phương tiện kiếm tiền. Nó thể hiện sự phiêu lưu tình cảm và rất thiệt thòi cho các cô gái.

Về mặt tình cảm, cảm xúc của người làm nghề này sẽ dần trở nên chai lì. Đó là rào cản lớn khi họ đón nhận tình yêu thật sự.

Về mặt thể xác, phái nữ làm việc này rất dễ gặp nguy hiểm. Bản thân họ không thể lường hết sự “đàng hoàng” của các vị khách.

Về dư luận, mọi người sẽ đánh giá không tốt khi nhìn một cô gái đi lại với nhiều chàng trai. Về mặt xã hội, việc giả làm vợ sắp cưới về quê ra mắt dù đáp ứng yêu cầu của người thuê nhưng chính họ lại trở thành kẻ lừa dối người khác.

“Trước khi ra quyết định theo nghề yêu thuê, các bạn gái trẻ nên cân nhắc những cái được và mất. Những đồng tiền kiếm được từ công việc này liệu có đáng để bạn đánh đổi cảm xúc và cơ hội tìm kiếm tình yêu thật sự? Chỉ khi biết thương lấy con tim, bạn mới tạo được hạnh phúc cho chính mình”, chuyên viên tâm lý Hồng Hải đúc kết.

Dich dụ cho thuê cave hàng "zin"

Người ta chỉ có thể nghe và biết đến các dich vu như thuê nhà, thuê xe, thuê đất, thuê đồ cưới… nhưng chưa bao giờ nghe đến dịch vụ thuê… gái.

Liệu đây có thể được xem là một nghề kiếm sống? Hình minh hoạ

Thế mà, dịch vụ này đang nghiễm nhiên trở thành “mốt” của những tay chơi, những tay Việt kiều lẫn người nước ngoài lớn tuổi chuyên “săn lùng” gái đẹp.

“Gái Việt Nam đẹp và rẻ”

Bạn bắt gặp hình ảnh một cô gái trẻ tay trong tay với anh Việt kiều già, ôm hôn tự nhiên trước cái nhìn ngạc nhiên của người khác. Đó là điều bình thường đối với người trong nghề, nhưng thuần phong mỹ tục của người Việt Nam lại không cho phép.

Bạn nghĩ họ đến với nhau vì tình yêu và họ đang hạnh phúc? Điều đó thật hiếm hoi. Chúng ta đang bị đánh lừa giác quan bởi các cô gái vì tiền, họ không quan tâm đến ai khác ngoài quan tâm và chăm sóc cho bản thân. Đó chỉ đơn thuần là mối quan hệ trao đổi, sòng phẳng. Người có tiền, người có tình sẽ tự tìm đến với nhau.

“Gái Việt Nam đẹp, giá lại rất rẻ”, đây là câu nói truyền miệng của các “tay chơi”. Chỉ cần vài lần ngồi cà phê hay ngồi quán bar trên đường Phạm Ngũ Lão hoặc Đề Thám là đã có ngay trong tay số điện thoại của các nàng. Đôi lúc, chính các cô sẽ tự đến tiếp thị và làm quen với các chàng đã “lọt vào” vào tầm ngắm mà các cô cho rằng có khả năng cung cấp về tài chính.

Hãy thử nghĩ xem, thay đổi điện thoại mới liên tục, quần áo toàn đồ hiệu, ngồi vắt vẻo trên chiếc @, Dylan hoặc tệ nhất cũng là Atila bóng loáng. Thậm chí, các nàng không phải làm bất kỳ công việc gì mà vẫn có tiền diện hàng hiệu, ăn chơi thỏa thích. Đó hoàn toàn không phải do hoàn cảnh hay số phận đưa đẩy, mà đơn giản là muốn hưởng thụ, không muốn bỏ sức lao động, không muốn bon chen trong xã hội. Vậy họ làm gì để có tiền? Họ tự nguyện làm tất cả, ma lực đồng tiền đã khiến họ tự bán rẻ con người, tự bán rẻ thanh xuân.

Chúng ta, những người đứng ngoài cuộc chỉ biết buồn và tiếc cho các cô gái có chút nhan sắc, tuổi đời còn rất trẻ kia đã sớm làm quen với cách tiêu tiền không suy nghĩ, quen với sự hưởng thụ và quen với nhưng thói hư tật xấu mà không nghĩ đến hậu quả sau này. Họ có biết đâu rằng, xã hội đang rất cần biết bao sự đóng góp sức trẻ của họ.

Những con đường mang tên Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện, Đồng Khởi, Lê Duẩn, Hai Bà Trưng… không còn xa lạ với những tay chơi Việt kiều hay khách nước ngoài. Mỗi lần đến Việt Nam, họ thường rỉ tai nhau địa chỉ “đóng đô” trên để tiện cho việc ăn chơi và phục vụ cho những thú vui khác. Những khu phố này có nhiều quán bar, nhà hàng, vũ trường, khách sạn phức tạp. Hoạt động kinh doanh mà ta nhìn thấy thực chất là gì? Có đơn thuần mang ý nghĩa như những bảng hiệu treo lên để quảng cáo khách hàng hay nó chỉ mang tính đối phó trước sự quản lý của cơ quan nhà nước? Và khách nước ngoài sang Việt Nam du lịch hay còn mục đích gì khác nữa?

Không nhất thiết phải lấy chồng nước ngoài

Mẹ N.L từ Tiền Giang lên TP HCM thăm con và biết được “công việc” mà N.L đang làm. Bà nhất quyết đưa cô về quê, không cho cô theo học tiếp đại học. Bà nói: “Thà để con thất học còn hơn cho nó làm mấy cái nghề ô nhục này. Gia đình tôi đều là công nhân viên chức nhà nước, cứ nghĩ rằng chịu khổ vì con, nuôi con ăn học được nhờ lúc về già, ai dè… tôi và gia đinh lo cho nó, tin nó biết bao nhiêu. Bây giờ nó lại báo hiếu bố mẹ nó như vậy đó”.

Thực chất, N.L đã nghỉ học hơn một năm nay, ngôi trường sư phạm mà cô theo học đã không còn sức hấp dẫn để giữ chân cô lại. Vốn có chút ngoại hình xinh xắn, N.L nhập nhóm bạn ăn chơi, đua đòi, bị cuốn vào vòng xoáy đồng tiền lúc nào không hay. Tiền bố mẹ gửi lên hàng tháng không đủ chu cấp cho những thói ăn chơi.

Từ ở ký túc xá, cô chuyển sang với anh “chồng hờ” người Nhật 52 tuổi. Anh chồng già thuê hẳn cho cô căn nhà trên đường Nguyễn Thượng Hiền, quận 3, “bao” cho cô “nguyên con” Atila, điện thoại di động đời mới, cộng hàng tháng gửi tiền qua ngân hàng để cô tiêu xài và trả tiền nhà. Còn cô chỉ có mỗi nhiệm vụ làm… vợ.

Mỗi lần qua Việt Nam làm ăn anh chàng người Nhật chỉ cần “phone” một tiếng là có N.L ra tận sân bay đón, phục vụ cho những ngày sau đó. Nếu chàng về nước sớm thì được tự do sớm, nếu chàng ở lại lâu thì cố mà chiều lòng chàng, còn không sẽ bị tống ra đường và thay vào đó là một em trẻ đẹp khác. Lương anh “chồng hờ” trả cho cô một tháng là 600 USD, so với đồng lương của người lao động và lương của bố mẹ ở quê cộng lại thì gấp mấy lần, cô đã nhắm mắt bước vào con đường đó và có lẽ không thể dừng lại được nếu không có mẹ cô quyết tâm ngăn cản.

N.L tâm sự: “Bạn bè em tuy mang tiếng là sinh viên nhưng chúng nó cũng sống theo kiểu dựa dẫm, sinh viên thì lấy đâu ra tiền mua xe “xịn”, quần áo hiệu, điện thoại đẹp, đa số được thuê theo hợp đồng. Sau đó nếu cảm thấy sống hợp nhau thì hợp đồng sẽ được gia hạn thêm. Nếu họ tin tưởng thì mình cũng được đối xử tốt và không xem như người bị “thuê” đâu. Không tin ư? Cứ ra chợ Bến Thành sẽ nhìn thấy các cặp thi nhau mua sắm ngoài đó. Đa số là sinh viên đấy, họ “diễn” tình tứ y như là “vợ chồng” thật sự vậy. Hầu hết người nước ngoài đến làm ăn lâu dài ở Việt Nam và các cô gái trẻ chọn phương án này vì họ cảm thấy an toàn”.

T.T cũng chung kiếp “gái thuê” nhưng có kinh nghiệm vào nghề lâu hơn N.L tâm sự: “Chị làm công việc này đã hơn 10 năm rồi, từ năm chị 18 tuổi. Đầu tiên là ham vui, ham được xài tiền, diện đồ đẹp thoải mái, muốn được bằng bạn bằng bè nên chị bị lôi cuốn vào “nghề” này. Nhưng cái may của chị là không bị “thuê đi thuê lại” nhiều lần như những cô gái trẻ khác, mà chị gặp được một thương nhân Mã Lai đối xử với chị rất tốt, nhiều khi chị cảm thấy sống như thế này lại hay.

Một năm anh qua đây 3 lần, lần nào sang cũng mua quà cho chị, hàng tháng vẫn gửi tiền qua ngân hàng đều đặn để chị tiêu xài. Chị gom góp bằng số tiền ấy mua cho gia đình 1 miếng đất ở quận 12, rồi lo cho thằng em ăn học, lo mở cho bà chị gái một cửa hàng tạp hóa, thế là ok rồi.

Cần gì phải ôm mộng lấy chồng nước ngoài, vừa phải xa gia đình, vừa phải sống ở một nơi lạ lẫm mà không biết qua bên kia có được đối xử tốt không nữa”.

Khi được hỏi gia đình nghĩ gì về công việc này, chị nói: “Ngày đầu gia đình biết chuyện, bị đánh dữ lắm, không khí căng thẳng kinh khủng, thậm chí bị đuổi ra khỏi nhà vì làm mất mặt gia đình. Nhưng tiền đã nhận của người ta trả lại đâu được. Thử việc tháng đầu thấy công việc quá nhẹ nhàng, lại sung sướng thế là đi theo từ đó đến giờ. Gia đình lâu dần cũng nguôi ngoai và thông cảm, lại thấy thương cho mình. Mà mình cũng biết lo cho gia đình chứ đâu có phải là người “vung tay quá trán”, tuổi trẻ bồng bột qua rồi mà.
Liệu đây có thể được xem là một nghề kiếm sống?

Có biết bao cách kiếm tiền, đặc biệt là những người có chút nhan sắc thì con đường kiếm việc chẳng mấy khó khăn với họ, nhưng cái quan trọng họ nhận thức về điều ấy như thế nào hay chỉ tư tưởng muốn được hưởng thụ mà không phải bỏ sức lao động. Có lẽ không ai trong chúng ta ủng hộ cái “nghề” này bởi nó quá trái với luân thường đạo lý.

Buonchuyen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét