Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010

Hỏng “súng“ vì đeo khoen

Ngày 30-5, bác sĩ Huỳnh Ngọc Thái - trưởng khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng - cho biết đã cấp cứu thành công một trường hợp “của quý” sắp bị hoại tử vì bệnh nhân tự... đeo khoen vào “súng”.

Bệnh nhân đã có vợ con nhưng nghịch “súng” bằng cách đeo vào ba chiếc khoen bằng vàng.

Khi mới đeo khoen, bệnh nhân đi tiểu bình thường nhưng đến lúc cương cứng, máu không lưu thông được làm “súng” to lên bằng bắp tay chèn hẹp đường tiểu nên phải nhập viện trong tình trạng thâm tím và “súng” sắp bị hoại tử.

Theo bác sĩ Thái, lúc đầu các bác sĩ định cắt bỏ “súng” của bệnh nhân nhưng sau khi hội chẩn thấy còn cứu vãn được nên tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ các khoen.

TTO

Người đàn ông chết vì ung thư tử cung do ghép thận

Ảnh: People.com.

Trường hợp này có thể được coi là tai nạn hy hữu trong y học: một người đàn ông được cấy ghép thận từ một người phụ nữ mắc bệnh ung thư tử cung mà không hề hay biết. Kết quả anh cũng chết vì ung thư.

Vợ nạn nhân đã kiện Trung tâm y tế NYU (Mỹ) với lý do đã đặt cuộc sống của người bệnh vào vòng nguy hiểm khi không buộc anh bỏ quả thận mới được ghép ngay lập tức.

Là một người Singapore, anh Vincent Liew sinh sống và làm việc tại Mỹ. Mắc bệnh đái tháo đường khi còn nhỏ nên anh phải chạy thận nhân tạo 3 lần một tuần. Anh đã chờ đợi để được ghép thận trong suốt 5 năm. Và cuối cùng vào ngày 25/2/2002, anh đã được phẫu thuật tại Trung tâm y tế NYU.

"Chồng tôi đã rất phấn khởi và hạnh phúc. Nhưng anh ấy không ngờ mình đang mang 'một quả bom nổ chậm' trong cơ thể", vợ anh chị Kimberly Liew nói.

Theo The Telegraph, người cho Vincent thận là một phụ nữ 50 tuổi, bà Sandy Cabrera, chết vì đột quỵ ở Newburgh, New York, Mỹ. Tuy nhiên, kết quả khám nghiệm tử thi nhiều ngày sau cái chết của bà cho thấy, bà Sandy bị ung thư tử cung, các tế bào ung thư đã di căn đến phổi.

Đến giữa tháng 4/2002, các bác sĩ ghép thận cho Vincent mới biết thông tin này. Nhưng theo họ khả năng anh bị căn bệnh ung thư ở nữ giới là rất nhỏ nên anh đã quyết định giữ lại quả thận.

Đại diện Trung tâm y tế NYU cho biết, họ đã thông báo cho bệnh nhân về những nguy cơ có thể có và họ tôn trọng sự lựa chọn của bệnh nhân. Các bác sĩ vẫn tích cực theo dõi quả thận để phát hiện dấu hiệu của ung thư.

Các kết quả kiểm tra đều không cho thấy điều gì bất thường nhưng Vincent bị đau lưng và sau đó đã phải bỏ quả thận sau 6 tháng được cấy ghép. 3 tuần sau, anh qua đời ở tuổi 37.

Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy bệnh nhân chết vì căn bệnh ung thư, bắt nguồn từ việc cấy ghép thận và có các tế bào di truyền nữ dù không xác định được loại ung thư. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Robert Gelfand, một chuyên gia về ung thư thì bệnh nhân chết vì ung thư tử cung.

“Điều này đáng lẽ không xảy ra. Nhưng đó không phải lỗi của bệnh viện, của bác sĩ phẫu thuật hay của Vincent”, luật sự đại diện cho trung tâm y tế bị kiện, Robert Elliott cho biết.

Bồi thẩm đoàn đã đưa ra phán quyết thứ sáu vừa rồi rằng Trung tâm y tế NYU không phải chịu trách nhiệm về cái chết của Vincent.

Theo luật sư đại diện của vợ nạn nhận thì có hai người khác cũng được cấy ghép nội tạng từ bà Sandy đã chết vì ung thư. Gia đình họ đã nhận được khoản bồi thường lớn nhưng không phải do kiện bệnh viện mà là bên cung cấp nội tạng.

Theo các chuyên gia, đây có thể là trường hợp duy nhất trên thế giới, bệnh ung thư tử cung được truyền sang người khác thông qua cấy ghép nội tạng. Điều này dấy lên những câu hỏi về tính an toàn của việc cấy ghép nội tạng.

Phương Trang-VNE

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

8 lần sinh, 6 lần chôn con

Trong xóm nhỏ ở xã Hà Phong, Hà Trung, Thanh Hóa, mỗi sinh linh bé nhỏ ra đời, anh chị lại thấp thỏm, hi vọng, để rồi nỗi đau càng nhân lên khi những đứa con ấy tắt dần sự sống.

Ngôi nhà tình nghĩa của họ bao giờ cũng cửa đóng then cài. Những người hàng xóm hiếm khi nhìn thấy chủ nhân của nó vui vẻ cười nói. Ai cũng xót xa cho hoàn cảnh của họ, 8 lần sinh mà có tới 6 lần phải đưa con về với đất mẹ.

Vừa đốt nén nhang thắp lên ban thờ nguội lạnh, nơi hương khói cho 6 đứa con mà chỉ có duy nhất di ảnh của một đứa, anh Phạm Hồng Sơn như câm lặng. Những giọt nước mắt ứa ra, lăn dài trên gò má. Chị Nguyễn Thị Liên, vợ anh cũng lầm lụi khẽ vén áo, lau những giọt lệ nhạt nhòa trên gương mặt.

Anh Sơn cho biết, năm 1978, anh đi bộ đội, chiến đấu bảo vệ vùng biên ở chiến trường Tây Ninh. Trong một trận đánh, anh bị trúng đạn, mất đi một mắt và ù hết hai tai.

Ngày phục viên, mất sức 71% với một con mắt bị hỏng, đôi tai kém thính, anh chủ yếu sống trong các khu điều dưỡng, khi thì Sầm Sơn, lúc lại chuyển xuống Nga Sơn. Trong những ngày đó, anh đã gặp chị Liên. Hạnh phúc chưa được bao lâu thì khổ nạn đã tới. Đứa con gái chào đời cứ nay ốm mai đau. Nó lớn lên một chút, anh chị càng đau đớn thấy con không được khôn ngoan như những đứa trẻ khác.

Dù đã ba lần phẫu thuật, Xót vẫn phải nhớ bố mẹ đỡ mới có  thể đứng vững. Ảnh: Hoàng Thùy.
Anh Sơn ngậm ngùi trước bàn thờ 6 đứa con. Ảnh: Hoàng Thùy.

Đứa con thứ 2 ra đời, chân tay cong queo, thân hình dị dạng khiến người nhà sợ không dám bế. Chị Liên chỉ biết một mình ôm con trong tiếng nấc. Nhưng đứa bé ấy sức yếu, lại bệnh tật nên đã không thể qua khỏi. Lần đầu tiên, anh chị phải đau xót đem chôn đứa con còn chưa kịp mở mắt.

Như vòng quay nghiệt ngã của số phận, anh chị cố sinh, mong mỏi một đứa con lành lặn, thì những đứa con sau đều bị mù mắt, hoặc bệnh tim từ lúc lọt lòng mẹ, rồi tật nguyền bẩm sinh khiến sự sống không thể kéo dài.

"Đứa con gái thứ 4 sinh ra đã bị mù một mắt, thân thể lại ốm yếu nên chỉ sống được 7 tuổi là nó cũng qua đời", chị Liên vừa kể vừa khóc.

Với tám lần sinh, vợ chồng người thương binh ấy đã phải đau đớn vật vã với sáu lần chôn con. “Mãi sau này mới nghĩ có thể mình bị nhiễm chất độc da cam, rồi truyền sang cho các con. Chứ lúc ấy cứ tưởng ông trời trêu ngươi, nên càng cố gắng thoát mệnh trời. Ai ngờ đâu càng cố càng xót xa”, anh Sơn ngậm ngùi nói.

Hết đứt ruột chôn con, rồi chạy khắp các bệnh viên chăm con, giờ đây, vợ chồng người thương binh ấy đang phải gồng mình kiếm tiền nuôi hai đứa con bệnh tật. Cô con gái đầu nay ốm mai đau, cậu con trai duy nhất cũng không thể tự chăm sóc bản thân. Mọi việc sinh hoạt vẫn một tay anh chị lo lắng.

Chỉ vào đứa con đang ngồi chơi một mình dưới chiếu, anh Sơn cho biết: “Đấy là thằng Xót. Nó là đứa con trai mà ông trời còn thương, để lại cho nuôi. Thế nhưng đôi chân nó cũng dị dạng, bại liệt bẩm sinh, lại thêm căn bệnh bại não khiến chúng tôi đau lòng quá”.

“Lúc mới sinh, thằng bé không có bàn chân mà chỉ là một khối dính liền nhau, cong queo. Cả gia đình đã vay mượn để đưa cháu đi mổ. Cũng đã phải qua 3 lần mổ khớp gối, khớp háng, khớp bàn chân, qua đủ các bệnh viện chữa trị giờ cháu mới có thể chống nạng đứng được một lúc”, anh cho biết.

Dù đã ba lần phẫu thuật, Xót vẫn phải nhớ bố mẹ đỡ mới có  thể đứng vững. Ảnh: Hoàng Thùy.
Dù đã ba lần phẫu thuật, Xót vẫn phải nhờ bố mẹ đỡ mới có thể đứng vững. Ảnh: Hoàng Thùy.

Dù vất vả là thế nhưng anh chị vẫn cố gắng tằn tiện cho hai con ăn học. Cô con gái học hết lớp 12 rồi ở nhà giúp mẹ việc nhà. Còn Xót không thể tự đi nên hàng ngày anh chị phải đưa, đón em đến trường. Đôi vai anh Sơn, chị Liên đã chai sạn lại vì suốt hàng chục năm cõng con đến lớp.

Mấy năm trước hai vợ chồng mua được một cái xe đạp nên việc đưa đón Xót mới dễ dàng hơn. Nhưng cũng có hôm đang đi gặp mưa, đường trơn khiến hai mẹ con ngã lăn ra đường. Mẹ yếu, con lại nặng và đôi chân không thể cử động, chị Liên không biết làm thế nào, chỉ biết ôm con khóc hết nước mắt. Phải đến khi có người qua đường dừng lại giúp, hai mẹ con mới về được đến nhà.

“Dạo này thằng Xót bệnh nặng nên phải nghỉ học ở nhà để tiện chăm sóc”, anh Sơn cho biết.

Mải lo lắng cho các con, sức anh Sơn cũng yếu dần. Ngày trở trời, những vết thương cũ lại tái phát khiến anh đau nhức không chịu nổi. "Hết con lại đến bố đi viện, nhà tôi có thể xem bệnh viện như ngôi nhà thứ hai rồi", chị Liên cười buồn.

Qua những lần đi viện ấy, số tiền anh chị vay mượn đã lên tới gần trăm triệu. Giờ đây, nguồn thu duy nhất của gia đình chính là cửa hàng chiếu cói của chị Liên ở chợ Đò Lèn. Tronh ánh nắng cuối chiều, gương mặt người thương binh và vợ sạm đen, ưu tư, khắc khoải. Một điều mà cả hai vợ chồng này lo lắng đó là khi họ gần đất xa trời, ai sẽ chăm lo cho hai đứa con bạo bệnh.

VNE

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Bác sĩ bỏ quên miếng gạc trong bụng bệnh nhân

Đau bụng nhiều tháng liền sau khi mổ ruột thừa, chiều 24/5, một nam bệnh nhân 44 tuổi đã được các bác sĩ Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (TP HCM) phát hiện thủ phạm gây đau là một miếng gạc nằm trong bụng.

Đại diện khoa cấp cứu Bệnh viện Trưng Vương cho biết, miếng gạc đã bị các bác sĩ bỏ quên trong bụng bệnh nhân sau ca phẫu thuật ruột thừa. Đây cũng là nguyên nhân gây đau do dị vật đã có dấu hiệu gây viêm.

Sau khi lấy miếng gạc ra khỏi cơ thể, bệnh nhân đã hồi phục dần. Anh cho hay đã mổ ruột thừa cách đây hơn nửa năm tại một bệnh viện ở quận 10. Vài tuần sau khi mổ anh đã thấy đau trong bụng, nhưng nghĩ do vết mổ nên không lưu ý. Tuy nhiên vài tháng sau, thấy hiện tượng này vẫn còn nên anh đi nhiều bệnh viện để khám. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn không chẩn đoán được nguyên nhân.

Theo một số bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, tình trạng bệnh nhân bị bác sĩ bỏ quên dụng cụ y khoa sau khi phẫu thuật thi thoảng vẫn xảy ra. Một số trường hợp thậm chí còn bị bỏ quên các thiết bị bằng kim loại vốn phục vụ cho quá trình mổ.

Nguyên nhân của việc bỏ quên dụng cụ trong bụng bệnh nhân, các bác sĩ cho rằng chủ yếu do êkip phẫu thuật bất cẩn không kiểm tra kỹ trước khi đóng vết mổ.

Thảo Nguyên - VNE

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2010

Cụ già 81 nghiện sex sau tai nạn

Ảnh minh họa: Seniormark.

Cụ ông Frail Angelo De Luca, 81 tuổi, ở Biasca, Thụy Sĩ bị gia đình giam giữ trong nhà chỉ vì một tai nạn kỳ lạ đã biến cụ trở thành người nghiện tình dục.

Cụ Angelo đã bị hôn mê trong 4 ngày sau cú ngã từ trên cây mận. Thế nhưng, ngày cụ tỉnh lại sau ca phẫu thuật khiến cả gia đình hốt hoảng khi thấy người bố đã góa vợ trở thành một kẻ khát khao tình dục mãnh liệt.

Cụ đã ném toàn bộ số tiền tiết kiệm khoảng 3.000 bảng Anh cho cuộc tình với một cô gái trẻ tên Leona, tại một nhà chứa của địa phương.

"Từ khi vợ tôi qua đời cách đây một năm, Leona đã luôn ở bên tôi. Điều này không chỉ vì nàng giỏi 'chuyện ấy' mà nàng còn tiếp thêm cho tôi sức mạnh và lòng can đảm. Nàng là bạn, là người duy nhất hiểu và lắng nghe tôi", cụ tâm sự.

Anh Daniele, con trai cụ đã giành quyền kiểm soát 2 ngôi nhà và tài khoản ngân hàng của cha sau khi các thẩm phán kết luận chứng nghiện tình dục khiến cụ không có khả năng quản lý tài sản của mình.

Giờ đây gia đình anh đang đợi cụ bình phục để có thể đi chữa trị căn bệnh nghiện tình dục. Cụ bị gãy 7 xương sườn và phổi bị đâm thủng sau tai nạn đó.

"Bố tôi đã rất đau đớn và các y tá đã cho cụ liều morphine, nhưng có thể đã quá nhiều. Ông rơi vào trạng thái hôn mê trong 4 ngày. Có thể điều này đã khiến ông thay đổi", anh Daniele nói.

Tuy nhiên, phía bệnh viện không thừa nhận sai sót gì về y tế.\VNE

Người đàn ông mắc bệnh mũi voi

Ảnh: Pravada.

Các bác sĩ tại Nga mới đây đã tiến hành phẫu thuật cho một bệnh nhân nam 63 tuổi có mũi giống như mũi voi. Đây là một bệnh rất hiếm gặp, thường xảy ra ở nam giới.

Theo Pravada, các bác sĩ thuộc Viện khoa học lâm sàng Vladimirsky, nơi tiến hành ca mổ cho biết, các mô ở mũi của bệnh nhân đã phát triển với kích thước khổng lồ. Căn bệnh này có tên là rhinophyma, được biết khá lâu, nhưng đây là trường hợp đầu tiên trên thế giới khối u đạt được kích thước lớn như vậy.

Mũi bệnh nhân đã che khuất toàn bộ miệng, chạm đến cằm khiến việc ăn uống và thở đều gặp khó khăn. Mỗi khi ăn, ông phải dùng một tay nâng khối u còn tay kia giữ thìa.

Cách duy nhất để chữa bệnh này là phẫu thuật, cắt bỏ những phần mô thừa. Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được xác định, có thể là do hút thuốc, uống rượu, huyết áp cao, bệnh tiểu đường.

Những người mắc bệnh này chủ yếu là nam giới, rất hiếm gặp ở phụ nữ. Điều thú vị là những người Mỹ gốc Phi chưa bao giờ mắc bệnh này, một bác sĩ tham gia ca phẫu thuật cho biết. Triệu chứng đầu tiên là sự thay đổi màu da, mẩn đỏ, có màu xanh da trời và bề mặt da trên mũi không đều.

VNE

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010

Viêm phổi “lạ” ở phụ nữ có thai

Miền Bắc đang xuất hiện một số ca viêm phổi “lạ” ở phụ nữ có thai.

Chăm sóc bệnh nhân Xoan tại phòng bệnh áp lực âm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư - Ảnh: L.A.

Chị y tá gọi “Xoan ơi”, bệnh nhân Đồng Thị Xoan (19 tuổi, ở Hải Phòng) khẽ mở mắt, nhìn sang phía có tiếng gọi. Vài hôm nay, bệnh nhân Xoan đã tỉnh hơn, huyết áp, nhịp tim ổn định nhưng phổi vẫn chưa tiến triển nhiều. Đồng Thị Xoan là một trong ba thai phụ bị viêm phổi chưa tìm ra nguyên nhân ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư.

Nghiêng về căn nguyên virus

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phó trưởng khoa điều trị tích cực Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, dẫn chúng tôi đến phòng điều trị áp lực âm, dành cho các bệnh nhân bệnh lây nguy hiểm hoặc chưa rõ nguyên nhân.

Bệnh nhân Đồng Thị Xoan có thai 24 tuần tuổi, mắt nhắm hờ, trên người là một đống dây nhợ lùng nhùng.

Chồng bệnh nhân kể hôm 5-5, đột nhiên Xoan sốt cao, ở nhà vài ngày không thấy đỡ, người nhà mới đưa vào bệnh viện tỉnh. Ở tỉnh một ngày, thấy tình trạng khó thở không giảm mà còn có chiều hướng tăng, các bác sĩ đã chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư.

Theo bác sĩ Cấp, chị Xoan là một trong ba thai phụ viêm phổi chưa rõ nguyên nhân đang điều trị tại bệnh viện này. Cả ba bệnh nhân khi vào viện đều có thai, trong đó chị Mỹ Linh ở Sóc Sơn, Hà Nội có thai 34 tuần, biểu hiện lúc nhập viện là sốt cao, viêm phổi nặng tiến triển rất nhanh.

Bệnh nhân có thai nên các bác sĩ rất hạn chế chỉ định chụp X-quang do lo ngại thai nhi bị ảnh hưởng, vì vậy quá trình chẩn đoán bệnh khá khó khăn. Cả ba bệnh nhân đều được lấy bệnh phẩm cấy tìm vi khuẩn và xét nghiệm PCR để xác định căn nguyên, nhưng kết quả chưa phát hiện ra vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.

“Với một trong ba bệnh nhân, chúng tôi nghiêng về nghi vấn viêm phổi do sặc. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đã tiến triển theo chiều hướng tốt. Hai người còn lại là bệnh nhân Xoan và Mỹ Linh, khả năng viêm phổi do virus cao hơn. Có một số trường hợp xét nghiệm không tìm ra nguyên nhân do bệnh nhân nhập viện muộn kể từ thời điểm khởi bệnh” - bác sĩ Cấp đánh giá.

Thai phụ cẩn trọng với sốt

Bác sĩ Cấp cho biết bệnh nhân Mỹ Linh nhập viện cách đây hai tuần, khi thai nhi ở tuần thứ 34 của thai kỳ, bệnh viện giữ thêm được một tuần thì chị sinh non, em bé được đưa sang bệnh viện nhi chăm sóc và hiện sức khỏe cũng ổn định.

Theo bác sĩ Cấp, nếu thai phụ sinh non ở tuần 34 trở lại, nguy cơ với em bé sẽ rất cao. Tuy nhiên, rất may thai nhi đã được giữ thêm một tuần trong bụng mẹ, trong thời gian đó các bác sĩ đã sử dụng loại thuốc hỗ trợ làm phổi bé trưởng thành nhanh hơn, giúp bé khỏe hơn khi ra đời.

Do chưa tìm được căn nguyên gây bệnh cho cả ba bệnh nhân, các chỉ định điều trị vẫn dựa trên kinh nghiệm chuyên môn, dự đoán căn nguyên là do vi khuẩn hay virus, còn cụ thể vi khuẩn, virus nào gây bệnh vẫn chưa rõ ràng.

Hiện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư đã chuyển bệnh phẩm của ba bệnh nhân đặc biệt này về Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư xem xét lại.

Bác sĩ Cấp khuyến cáo thai phụ cần cẩn trọng khi gặp các tình huống như sốt cao, ho, sặc... trong thời gian mang thai. Một số bệnh lý xảy ra ở bệnh nhân mang thai thường biểu hiện nặng hơn người bình thường, điều trị cũng phức tạp hơn. Vì vậy, ngoài việc chú ý giữ gìn sức khỏe, thai phụ cần đi khám sớm nếu có các biểu hiện bất thường về sức khỏe.

TTO

Niêm phong sữa Babysan và nước đóng chai Myty

Ngày 21-5, thanh tra Sở Y tế TP.HCM công bố loại sữa Babysan 1 Plus DHA dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi, loại 900 g/hộp thiếc thuộc lô 555680 15:09, NSX 06-5-09, HSD 06-5-11 của Công ty TNHH Bình Việt Đức (P.14, Q.Tân Bình, TP.HCM) không đạt tiêu chuẩn về vi sinh.

Thanh tra Sở Y tế đã niêm phong 660,6kg sữa không đảm bảo chất lượng và tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm này.

Ngoài ra, theo thanh tra Sở Y tế, nước uống đóng bình hiệu Myty, loại 20 lít NSX 05-5-2010, HSD một năm của Công ty TNHH Phát An Khang (P.11, Q.6, TP.HCM) không đạt tiêu chuẩn về vi sinh, hóa lý. Thanh tra Sở Y tế đã niêm phong 80 lít nước không đảm bảo chất lượng này và tạm đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở.

Hai cơ sở trên đã được thanh tra Sở Y tế yêu cầu thu hồi và tiêu hủy toàn bộ những sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

TTO

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010

Trung Quốc chữa trị khuôn mặt dị dạng nghiêm trọng nhất thế giới

Sau 7 lần phẫu thuật, cuối cùng Vương Nạp đã có thể ăn được mẩu bánh quy cứng lần đầu tiên trong đời và phát âm rõ ràng hơn. Bị khiếm khuyết xương và răng hàm trên, khuôn mặt cô bị đánh giá là dị dạng nghiêm trọng nhất trên thế giới.

Các bác sĩ Trung Quốc vừa tiến hành thành công lần phẫu thuật thứ bảy, cũng là lần cuối cùng, cho khuôn mặt bị dị dạng bẩm sinh của Vương Nạp (22 tuổi).

Đến ngày 17-5, Vương Nạp được cắm răng và ăn được mẩu bánh quy cứng lần đầu tiên trong đời và có thể phát âm rõ hơn.


Vương Nạp có khuôn mặt dị dạng nghiêm trọng nhất trên thế giới...


...và diện mạo mới sau 7 lần phẫu thuật

Theo bác sĩ Triệu Nghĩa Dân, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Tây An (Thiểm Tây), Vương Nạp bị khiếm khuyết xương và răng hàm trên từ khi mới sinh. Xương gò má của cô cũng không phát triển tốt.

“Khuôn mặt của Vương Nạp bị trũng ở giữa. Theo chúng tôi biết, đây là trường hợp khuôn mặt dị dạng nghiêm trọng nhất trên thế giới”, bác sĩ Triệu nói.

Các thầy thuốc đã tiến hành bảy cuộc phẫu thuật trong vòng bốn năm qua. Mọi chi phí chữa trị lên tới hàng trăm ngàn nhân dân tệ đều được miễn phí.

Vương Nạp bị cha mẹ ruột bỏ rơi ngay sau khi ra đời. Mẹ nuôi của cô cho biết Vương Nạp không có bạn bè và chưa hề biết soi gương. Cha mẹ nuôi đã dành tất cả tiền bạc để chữa chạy cho cô trước khi được giới thiệu đến bác sĩ Triệu Nghĩa Dân vào năm 2006.

NLD

Mỹ mở rộng điều tra vụ thuốc Tylenol

Sáng nay 19-5, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) tuyên bố đang mở rộng cuộc điều tra vụ thu hồi thuốc cho trẻ em của hãng McNeil Consumer Healthcare, công ty con của tập đoàn Johnson & Johnson.

Thuốc Tylenol bị thu hồi Ảnh: tylenol.com

Theo CNNMoney, ngày 1-5 vừa qua, McNeil Consumer Healthcare đã thu hồi 50 loại thuốc dành cho trẻ em, trong đó có các loại thuốc như Tylenol, Motrin, và Benadryl do các sản phẩm này không đạt tiêu chuẩn chất lượng cần thiết. Ngày 6-5, FDA đã ra một báo cáo điều tra chỉ trích dữ dội chất lượng sản phẩm của nhà máy của McNeil Consumer Healthcare ở Fort Washington, bang Pennsylvania, nơi sản xuất các loại thuốc bị thu hồi.

Hãng Johnson & Johnson sau đó đã đóng cửa nhà máy của McNeil Consumer Healthcare ở Fort Washington, nhưng từ chối không tiết lộ các loại sản phẩm khác được sản xuất tại nhà máy này. CNNMoney cho biết hiện tại, FDA đang mở cuộc điều tra toàn bộ công ty McNeil Consumer Healthcare để xác định xem các vấn đề tương tự có tồn tại trong phạm vi toàn công ty hay không. Dù vậy, FDA không tiết lộ đang điều tra bao nhiêu nhà máy sản xuất thuốc của McNeil Consumer Healthcare.

Hồi tháng 1-2010, một nhà máy của McNeil Consumer Healthcare ở Puerto Rico cũng phải thu hồi một số loại thuốc dành cho người lớn. Theo báo cáo điều tra của FDA, nhà máy ở Fort Washington đã vi phạm 20 quy định về an toàn sản phẩm, trong đó có việc McNeil Consumer Healthcare không có bất cứ hành động gì dù nhận tới 46 đơn khiếu nại về các sản phẩm sau đó bị thu hồi.

CNNMoney cho biết Ủy ban giám sát và cải cách chính phủ Hạ viện Mỹ cũng đã mở cuộc điều tra vụ bê bối của McNeil Consumer Healthcare. Ủy ban này sẽ mở cuộc điều trần vào ngày 27-5 tới, và đã mời Tổng giám đốc Johnson & Johnson William Weldon đến điều trần.

TTO

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2010

Nắng nóng miền Trung khiến trẻ con ùn ùn nhập viện

Các bệnh viện, phòng khám tư tại Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, những ngày qua đều quá tải với lượng khách tăng từ 50% trở lên. Nắng nóng được cho là nguyên nhân khiến trẻ kéo nhau ốm: sốt siêu vi, viêm hô hấp...

Sáng sớm nay, các dãy hành lang của khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi chật kín người trong tiết trời ngột ngạt oi bức. Trung bình mỗi giường bệnh có từ hai đến ba trẻ nằm.

Chen chúc cùng hai gia đình khác ngồi trên giường bệnh, hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Chín, quê ở huyện Nghĩa Hành thay phiên nhau dùng khăn ướt lau cơ thể hạ nhiệt cho con. Chốc chốc người chồng lại đứng dậy đi ra rồi vào với vẻ sốt ruột, ngực áo phanh ra. Chiếc quạt máy quay một cách lười nhác trên trần. “Công việc đồng áng ngập đầu mà vợ chồng phải gác lại để lên bệnh viện chăm con. Thời tiết hầm hập thế này người lớn còn đổ bệnh nói gì đến mấy đứa trẻ”, anh Chín nói.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Phụ, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cho biết, trong suốt tuần qua, trung bình mỗi ngày có hơn 160 bệnh nhi nhập viện điều trị với các bệnh mùa hè như: viêm hô hấp, sốt siêu vi, viêm phế quản... tăng gấp hai đến ba lần so với những tuần trước khiến cho khoa Nhi trở nên quá tải. "Do số giường bệnh có hạn nên mỗi giường bệnh khoa bố trí hai đến ba bệnh nhi gây nhiều khó khăn cho công tác điều trị”, bác sĩ Phụ nói.

Các bệnh viện nhi trở nên quá tải, 2-3 cháu phải nằm một giường. Ảnh: Trí Tín

Vào buổi trưa hoặc chiều tối, các phòng khám nhi tư nhân ở thành phố Quảng Ngãi cũng đông đúc cha mẹ ôm con đi khám bệnh. Theo thống kê sơ bộ của một số phòng khám tư tại đây, trung bình mỗi ngày tiếp nhận khám, điều trị tổng cộng hơn 1.000 bệnh nhi mắc các bệnh mùa hè do nắng nóng.

Nhiều gia đình ở Đà Nẵng cũng mất ăn mất ngủ vì con trẻ thay phiên nhau lăn ra ốm. Tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, trong nửa đầu tháng 5, Khoa Nhi tiếp nhận hơn 1.500 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị. Trong đó, chủ yếu là mắc các bệnh lý hô hấp do viêm tiểu phế quản, viêm phổi và các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột, rối loạn tiêu hóa...

Các buồng bệnh tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng luôn đặt trong tình trạng quá tải, cao điểm có ngày lên đến 500- 600 bệnh nhi điều trị nội trú. Do giường bệnh quá tải, nhiều bậc phụ huynh phải kê ghế xếp hoặc trải chiếu ngay dưới nền phòng bệnh để có chỗ nằm cho con.

Bà Trần Thị Hai ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng than thở: “Con tôi bị sốt cao kèm theo những cơn ho kéo dài phải cấp tốc nhập viện. Phòng bệnh quá tải nên vợ chồng tôi đưa con ra hành lang ngồi cho thoáng”.

Trong những ngày qua, Bệnh viện đa khoa Bình Định đã tiếp nhận trung bình mỗi ngày từ 500 đến 600 bệnh nhi đến khám, điều trị , tăng hơn 50% so với ngày thường của những tháng trước. Trước tình hình này, bệnh viện buộc phải kê thêm giường bệnh; tăng cường nhân lực, đặc biệt vào hai ngày nghỉ cuối tuần.

Nhiều bố mẹ bỏ cả công việc để đưa con đi khám, điều trị. Ảnh: Trí Tín

Thạc sĩ Bùi Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bình Định lo lắng: “Điều lo ngại nhất hiện nay là cùng với bệnh sốt xuất huyết, hàng chục trường hợp bệnh sốt phát ban do Rubella và sởi cũng đã xuất hiện ở một số trường học của huyện Phù Mỹ và Hoài Ân".

Ngành y tế Bình Định đang theo dõi kỹ các điểm trường có số lượng học sinh mắc bệnh nhiều, bởi sốt phát ban lây qua đường hô hấp nên tốc độ phát triển rất nhanh.

Theo ông Lân, việc thực hiện cách ly đối với học sinh bị sốt phát ban trong thời điểm mùa thi sắp tới là vấn đề nan giải. Đối với sốt xuất huyết, cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là phải diệt ổ bọ gậy, còn sốt phát ban thì nên tiêm vắc xin phòng bệnh. Ông Lân khuyên, để giữ sức khỏe trong mùa nắng nóng này, người dân cần tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách đảm bảo chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý…

Bác sĩ Nguyễn Tấn Phụ ở Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cũng khuyến cáo, mùa nắng nóng bố mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, đảm bảo chất dinh dưỡng để phòng các bệnh về đường ruột, đặc biệt cho uống nhiều nước để giải nhiệt. Cho trẻ vui chơi ở môi trường thoáng, mát, nếu trong phòng có máy điều hòa thì điều chỉnh nhiệt độ không quá chênh lệch với nhiệt độ ngoài môi trường. Ngoài ra, cần giữ gìn vệ sinh môi trường, ngủ phải mắc màn để phòng bị muỗi, côn trùng đốt gây bệnh sốt xuất huyết, viêm não... cho trẻ.

Hiện tại, ngành y tế Đà Nẵng đã tăng cường tuyên truyền cho người dân chủ động phòng chống dịch bệnh viêm màng não ở trẻ em. Bệnh này thường xuất hiện vào giữa đầu tháng 5 và bùng phát từ tháng 6 đến hết tháng 8 hằng năm.

VNE

Trẻ lâu đâu cần collagen

Đang có phong trào đắp, thoa, chích, uống... collagen để trẻ hóa làn da. Thực hư thế nào?

Cuộc sống năng động, yêu đời góp phần làm chậm quá trình lão hóa - Ảnh: T.T.D.

Có một thời cả Hà Nội rộ lên phong trào ăn chân gà vì nghe nói sẽ làm tăng collagen giúp xóa nếp nhăn, trẻ hóa toàn thân. Phong trào xẹp xuống sau sáu tháng vì nhiều chị ăn mãi phát chán mà vết chân chim, chân cò phía đuôi mắt vẫn y nguyên.

Khoảng một năm trở lại đây thị trường VN xuất hiện collagen dùng đắp mặt nạ, thoa, gội, rồi thức uống ngày 4-6 viên, tiêm dưới da, cho vào sữa để chúng “chạy” đến vùng da nhăn như một thứ đồ bổ, đắp vô giúp “cải lão hoàn đồng”. Phong trào dùng collagen đang ở hồi nở rộ...

Nguyên nhân da nhăn

Collagen và elastin được coi như “khung bêtông” của da toàn cơ thể. Chúng giúp da chúng ta vừa căng vừa đàn hồi. Các sợi nguyên bào nằm trong lớp hạ bì có khả năng sản xuất collagen thay thế những sợi đã già nua hoặc đứt gãy. Vì thế khi trẻ da bạn không có nếp nhăn.

Collagen còn giúp giữ nước, làm da chúng ta luôn ẩm, tạo ra sự tươi mát. Khi chúng ta bước qua tuổi 25, rõ nhất là ở tuổi “băm vài nhát”, lượng collagen bắt đầu giảm dần. Sau 25 tuổi mỗi năm chúng ta bị mất chừng 1% collagen và elastin.

Đó là chưa kể những tác động từ bên trong như bệnh tật, sự sản sinh các gốc tự do, tác động từ bên ngoài như ánh nắng mặt trời, ô nhiễm, khói thuốc lá... khiến các sợi collagen và elastin bị hủy hoại, da trở nên nhăn và khô dần.

“Ăn da, bổ da”?

Chỉ 1 là đủ

Radio Frequency (RF) tạo nhiệt tác dụng sâu vào trung bì, kích thích sản sinh nguyên bào sợi, làm tăng sinh thêm các sợi collagen và elastin, hiệu quả xóa nhăn trong vòng 3-6 tháng. Tuy nhiên, vì nhu cầu “đẹp ngay tức khắc” nên nhiều chị đồng ý trả thêm tiền để được chích Botox xóa nhăn. Lẽ ra chỉ cần dùng Radio Frequency là đủ.

Ăn da động vật, chân gà công nghiệp chứa nhiều collagen thì chúng “chạy” đến, bổ sung những sợi đứt gãy làm trẻ hóa da?

Cách lý luận này nghe có vẻ hợp lý nhưng lại không ổn. Collagen là một protein bao gồm nhiều acid amin, khi bạn “măm măm” chúng phải qua bộ tiêu hóa để được các enzym “tiêu” bằng cách cắt nhỏ ra thành acid amin mới hấp thu vào máu được.

Đến đây thì bạn không thể can thiệp bởi cơ thể có cách điều hành riêng, làm gì có chuyện “ăn da, bổ da” mà hệ điều hành tra sổ tuổi tác lại “chuyển nhầm địa chỉ” biến chúng thành... mỡ dự trữ dưới da bụng.

Thế là định ăn để kéo căng da mặt nay bạn được vòng 2 và vòng 3 phình lên, và da ở hai vùng chiến lược này được mỡ “đội đầu” quả là “căng” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Một hãng sữa cho ra lò sản phẩm sữa bột có collagen. Sữa là năng lượng tuyệt vời, lại được bổ sung collagen từ da động vật thì kể như độ đạm trong sữa sẽ rất cao. Tuy nhiên, cơ thể có cơ chế riêng mà chúng ta không thể nhúng mũi vô được. Sau khi qua bộ tiêu hóa, gan sẽ làm nhiệm vụ của một “nhà tổng hợp và phân phối”.

Nếu thấy nguyên liệu thừa thì bác gan cứ hồn nhiên biến chúng thành những cậu mỡ béo ngậy và cấp “sổ hồng” định cư nơi bụng. Đó là chưa kể các cậu mỡ còn tung tăng bám vào ruột, ở ké ngay trong gan. Thời siêu âm, nghe kết quả gan nhiễm mỡ, thấm mỡ, xét nghiệm men gan tăng lên thì ai chả “nóng trong người”!

Hãng khác chỉ định ngày uống 4-6 viên collagen, nghe cũng có lý. Tuy nhiên cơ thể có cho chúng chạy đến làm nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng ở vùng hạ bì để chống nhăn hay không vẫn còn là một vấn đề chưa ai dám khẳng định. Một số chị hăm hở uống, chờ đợi rồi bỏ cuộc.

Đắp đâu đẹp đó?

Collagen và elastin nằm sâu dưới hạ bì. Nếu sản phẩm collagen nguyên chất thì chỉ làm được một việc là giữ ẩm cho da, vì với “ông khổng lồ” có cả dãy 1.400 các amino acid, bạn cho vô nồi hầm mãi mới nhừ thì collagen nọ làm sao có khả năng xuyên qua lớp thượng bì, trung bì xuống tận đáy giếng (hạ bì) để sửa chữa!

Một số thẩm mỹ viện đắp mặt nạ collagen rồi dùng xung điện “vận tải” chúng. Cách kích thích này có thể giúp một số collagen “chui” vô. Vì thế họ phải kéo liệu trình tới 12 lần, và đương nhiên túi tiền phải rủng rỉnh mới theo được. Cũng đừng quá hào hứng bởi chúng có “chui” vô được hay không còn phải chờ thời gian kiểm chứng.

Vài thẩm mỹ viện muốn chị em sướng ngay tức khắc bèn dùng collagen kèm Botox chích vào nếp nhăn. Chỉ ba ngày sau là nếp nhăn hô biến. Botox làm được việc là liệt cơ tại chỗ nhăn, nhưng thường là sáu tháng bạn phải tiếp tục chích Botox kẻo cô cậu nhăn sẽ tái xuất nhiều hơn.

Tóm lại, khoa học kỹ thuật chỉ có thể giúp chúng ta xóa đi những nếp nhăn của năm tháng chứ không thể biến một “lão bà bà” thành thiếu nữ non tơ được.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có đủ các chất, đặc biệt các vitamin C, A, E, niacin (vitamin PP), taurin hay sử dụng nước ép rau và trái cây mỗi ngày là góp phần chống lại quá trình lên lão của da.

Một chế độ ngủ đủ, uống nước đủ, chống stress và ăn thực phẩm hợp vệ sinh cũng quan trọng không kém.

Cuộc sống năng động, tập luyện thường xuyên, tinh thần sảng khoái, yêu đời sẽ góp phần làm chậm quá trình lão hóa.

Chính những điều này còn kỳ diệu hơn cả việc bổ sung hay kích thích collagen tăng sinh.

TS.BS LÊ THÚY TƯƠI - TTO

Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2010

Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt nguy cơ lây tả từ Campuchia

Tỉnh An Giang có gần 300 ca tiêu chảy cấp, trong đó 12 bệnh nhân người Campuchia có kết quả xét nghiệm dương tính với khuẩn tả.

Các tỉnh biên giới như Đồng Tháp, An Giang, đối mặt nguy cơ bùng phát bệnh bởi dịch đang hoành hành phía trên nguồn nước thuộc Campuchia là Pray Veng, Kandal, Takeo.

Ông Võ Huy Danh, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng An Giang cho biết, từ giữa tháng một đến nay, tỉnh đã xác định 280 ca tiêu chảy cấp, trong đó có 12 bệnh nhân người Campuchia có kết quả xét nghiệm dương tính với khuẩn tả. Rất may chưa có trường hợp nào tử vong.

Ngay từ khi dịch bùng phát ở bên kia biên giới, người dân Campuchia sang bệnh viện huyện An Phú chữa trị ngày càng nhiều, ngành y tế An Giang đã cử cán bộ phối hợp cùng đồng nghiệp nước bạn ngăn chặn dịch. “Đến nay, tình hình có vẻ lắng dịu nhưng vẫn chưa thể chủ quan”, ông Danh nói.

Ảnh: Sông Bình Di huyện An Phú – An Giang, giáp biên giới  Campuchia nơi phát dịch. Ảnh:
Sông Bình Di, huyện An Phú, An Giang, giáp biên giới Campuchia là nơi phát dịch. Ảnh: Gia Bảo.

Bác sĩ Nguyễn Thị Xiêu, Trưởng Trạm y tế thị trấn Long Bình (huyện An Phú – An Giang) lo ngại, vùng giáp biên có nhiều sông rạch, dân sống trên ghe tàu rất đông. Hơn nữa, dân ở đây thường xuyên qua lại Campuchia cắt cỏ bò hoặc làm rẫy, uống nước sống dưới sông nên nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn. Bên cạnh đó, thị trấn Long Bình còn 580 hộ đang xài nước lấy từ sông Bình Di - chạy dọc biên giới.

Cùng lúc đó, ông Nguyễn Ngọc Ấn, Giám đốc trung tâm y tế dự phòng Đồng Tháp nói rằng, khó có thể ngăn chặn triệt để một khi bệnh tả đã phát thành dịch. Tuy vậy, yêu cầu chính là phát hiện bệnh thật sớm để khoanh vùng, quản lý dịch. Ông Ấn cho hay, hiện chưa phát hiện trường hợp bệnh tả nào trên địa bàn Đồng Tháp.

Để đề phòng, ngành y tế tỉnh này đã có nhiều biện pháp hạn chế dịch bệnh cũng như sẵn sàng đối phó khi có dịch. Theo ông Ấn, nguy cơ dịch tả theo nguồn nước về Đồng Tháp vẫn rất lớn nếu mùa khô tiếp tục kéo dài.

Từ đầu năm đến nay, ngoài An Giang, đã có 6 tỉnh thành khác xuất hiện tả là Hà Nội, TP HCM, Bắc Ninh, Hải Dương, Tây Ninh và Tiền Giang. Bộ Y tế khuyến cáo, thời tiết đang nắng nóng là nguy cơ khiến bùng phát dịch tiêu chảy cấp do khuẩn tả.

VNE

Loài người sắp có 'thuốc trường sinh'

Ảnh: Freakingnews.

Một loại thuốc có thể giúp con người sống đến 100 tuổi, sẽ được đưa ra thị trường trong hai năm tới.

"Các công ty dược đang phát triển những loại thuốc này. Chúng có thể sẽ được thử nghiệm lâm sàng từ năm 2010", Giáo sư Nir Barzilai, một trong những truyên gia hàng đầu thế giới về lão hóa cho biết trong một hội nghị mới đây tại London, Anh.

Theo The Sun, đây là kết quả của những nghiên cứu chuyên sâu nhằm lý giải, điều gì khiến các tế bào chết đi và tại sao một số người có thể tránh được những bệnh như: ung thư, đái tháo đường và mất trí.

Một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Y Albert Einstein, New York, Mỹ, đã xác định chính những biến thể gene cho phép một số người sống thọ hơn những người khác. Những người có gene chống lão hóa có xu hướng không mắc các bệnh nặng về cuối đời nhưng chết một cách đột ngột.

"Những người qua đời trong độ tuổi 70-80 thường chỉ ốm trong vài năm cuối cuộc đời. Họ ra đi một cách nhẹ nhàng, không bị dày vò đau đớn bởi bệnh tật", giáo sư Barzilai cho biết.

Đây chính là cơ sở để các nhà khoa học phát triển một loại thuốc giúp con người kéo dài tuổi thọ.

VNE

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2010

Cả làng mắc ghẻ lở vì nạn đào đãi vàng

Hàng trăm người ở xã Trà Thọ (Quảng Ngãi) đang khốn khổ vì mắc bệnh ngoài da, ngứa ngáy, ghẻ lở khắp cơ thể. Ngành y tế nhận định, nguyên nhân bệnh có thể do nước sông nhiễm thủy ngân từ nạn đào đãi vàng.

Xã ở bên bờ sông Tang này có khoảng 117 hộ dân, gần như nhà nào cũng có người đang bị bệnh ngoài da. Tình trạng này diễn ra khoảng một năm nay, nhưng cao điểm chừng hai tuần qua. Nhiều người dân thay vì tắm giặt trên sông Tang như lâu nay, giờ phải lặn lội lên núi cách nhà 2-3 km để tìm các con suối làm nơi tắm giặt, lấy nước nấu nướng.

Giữa trưa nắng gắt hôm 12/5, gia đình ông Hồ Văn Mỹ ở thôn Tre kéo nhau băng qua sông Tang đang cạn kiệt để lên núi tắm suối. "Những năm trước dòng sông trong xanh lắm, lũ trẻ và dân làng thường ra đây tắm giặt. Hai năm nay nhiều người lên đây đãi vàng, sông cạn khô đục ngầu", ông Mỹ nói trong khi tay chà xát vào bụng.

Người đàn ông này bị ngứa, ghẻ toàn thân. Ảnh: Trí Tín.

Nhìn ra dòng sông Tang bị xới tung từng ụ đất cao để tìm vàng, ông Hồ Văn Thăng lo âu: “Dân làng mắc bệnh ngứa, dùng lá cây rừng chữa mãi không bớt được, cứ gãi khiến ghẻ lở toàn thân”.

Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Châu Nguyễn Thương, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Tây Trà cho biết: “Người dân ở xã Trà Thọ bị mắc bệnh ghẻ lở hàng loạt có thể do tắm phải nước sông Tang có nhiễm hóa chất thủy ngân do những người khai thác vàng dùng sử dụng". Thông thường hóa chất gây ngứa cho da, bà con không chữa ngứa đúng cách mà chỉ dùng lá cây để trị khiến tình trạng trầm trọng hơn, sinh ghẻ lở lan rộng.

Theo bác sĩ Thương, vài ngày tới, đoàn cán bộ y tế sẽ đến kiểm tra sức khỏe cho người dân tại xã Trà Thọ để nắm rõ số lượng người mắc bệnh. Từ đó có giải pháp điều trị kịp thời. Trung tâm Y tế cũng sẽ có văn bản kiến nghị các cấp huyện, tỉnh chấn chỉnh tình trạng đào đãi vàng trên sông Tang nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân nơi đây.

Khai thác vàng trên sông Tang. Ảnh: Trí Tín

Phó chủ tịch UBND huyện Tây Trà Hồ Văn Cảnh xác nhận, nạn đào đãi vàng trên sông Tang bắt đầu từ năm 2008. Ngoài hai công ty được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp phép khai thác là Thành Long và Quảng Định, còn có nhiều đầu nậu khắp nơi đổ xô đưa máy xúc, máy đào về đây khai thác trái phép.

"Mặc dù công an huyện Tây Trà liên tiếp tổ chức nhiều đợt truy quét, hủy phương tiện khai thác nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện, còn gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh cho người dân cả làng”, ông Cảnh nói.

VNE

Cô gái tử vong sau khi truyền dịch tại phòng khám tư

Đau bụng kèm sốt, đến phòng mạch tư ở gần nhà để khám, chị Hương (xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP HCM) được truyền dịch. Tuy nhiên, về nhà được khoảng 30 phút, chị bỗng than mệt mỏi rồi sức khỏe yếu dần.

Theo điều tra ban đầu của Thanh tra Sở Y tế TP HCM, khoảng 6h ngày 7/5, chị Hương (23 tuổi) đến phòng mạch của một bác sĩ (hiện công tác tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương) vốn là người quen, ngụ gần nhà mình ở ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn để khám.

Tại đây, bác sĩ này đã truyền dịch cho chị Hương. Việc truyền bắt đầu từ 6h đến 8h thì hoàn tất. Về nhà khoảng nửa giờ, chị Hương trở sốt cao và mệt mỏi toàn thân. Gia đình quay lại tìm bác sĩ nhưng ông này đã đi làm nên bố mẹ Hương chuyển chị đến Bệnh viện huyện Hóc Môn. Tại đây, căn cứ vào lời khai “hiện tượng sốt cao xảy ra sau khi truyền dịch”, các bác sĩ chẩn đoán sốc phản vệ.

11h45’ cùng ngày, bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Trưng Vương. Các bác sĩ chẩn đoán hai giả thuyết: Một là do sốc nhiễm trùng. Hai là do sốt xuất huyết. Tuy nhiên hai nguyên nhân này chỉ là nghi ngờ ban đầu chứ chưa chắc chắn.

Một ngày sau khi nhập viện, 12h ngày 8/5, bệnh nhân hôn mê sâu, mạch và huyết áp bằng không. Người nhà xin được đưa chị Hương về nhà và không cho mổ khám nghiệm tử thi.

Theo đại diện Thanh tra Sở Y tế TP HCM, cơ quan này đã niêm phong bệnh án và yêu cầu Bệnh viện Trưng Vương thành lập hội đồng khoa học để làm rõ nguyên nhân tử vong, sau đó báo cáo cho Sở. Vị bác sĩ đã truyền dịch cho bệnh nhân cũng phải có báo cáo giải trình trước ngày 15/5.

Đầu tháng 3, một nam học sinh 16 tuổi cùng ngụ tại Hóc Môn cũng đã co giật, tím tái sau truyền dịch tại một hiệu thuốc tư nhân. Bệnh nhân tử vong vài ngày sau đó.

Gần đây nhất, vào giữa tháng tư, hai học sinh nhà ở Bình Định cũng đã có phản ứng co giật rồi tử vong sau khi được truyền dịch.

Theo các bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, những trường hợp bị mất nước, như mất nhiều máu, bị tiêu chảy, việc truyền các loại dịch có axít amin, vitamin, glucose sẽ nâng huyết áp cơ thể, cân bằng các chất điện giải. Truyền dịch còn có tác dụng giải độc đối với bệnh nhân bị ngộ độc, nhiễm khuẩn cấp tính.

Tuy nhiên việc truyền dịch có thể gây sốc phản vệ cho người được truyền. Hiện tượng này có thể xảy ra lập tức trong lúc truyền hoặc sau khi truyền. Biểu hiện thường gặp là bệnh nhân có cảm giác rét run, nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng, mạch nhanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh, huyết áp tụt, khó thở, nhịp thở nhanh, buồn nôn. Xử trí chậm, người bị sốc có thể tử vong.

Nguyên nhân gây sốc có thể do chất lượng thuốc hoặc do dụng cụ tiêm truyền không đảm bảo vô trùng, tốc độ truyền quá nhanh, đôi khi do cơ địa bệnh nhân mẫn cảm hoặc dị ứng thuốc. Chính vì điều này, các bác sĩ khuyên người bệnh không nên cứ thấy không khỏe trong người là truyền dịch. Còn theo Thanh tra Sở Y tế TP HCM, tất cả các phòng khám tư nhân đều không được phép truyền dịch, dù người bệnh có yêu cầu. Những phòng khám vi phạm sẽ bị xử lý theo luật định.
VNE

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2010

4 không khi uống bia

Mùa hè hầu hết nam giới đều thích uống bia lạnh, nhưng khi uống cần chú ý những điều “không nên” sau.



1. Nhiệt độ của bia không nên quá thấp

Bia để trong tủ lạnh nên khống chế ở nhiệt độ từ 5-10oC bởi vì độ hòa tan của CO2 hàm chứa trong bia sẽ biến đổi tăng hay giảm tùy theo nhiệt độ, các thành phần của bia sẽ điều chỉnh trong không gian nhiệt độ này để hình thành được mùi vị tốt nhất. Bia có nhiệt độ quá thấp không những uống không ngon mà còn làm cho protein ở trong bia bị phân giã, thành phần dinh dưỡng bị phá hỏng.

Bia tươi là là loại bia phải thông qua màng lọc thanh trùng để tẩy trừ vi khuẩn và tạp chất, sau đó đóng vào bình không vi khuẩn. Ở trong nhiệt độ từ 5-10oC, các loại thành phần dinh dưỡng và các mùi vị ở trong bia tươi cũng ổn định nhất.

2. Không nên uống quá nhiều

Hàm lượng cồn ở trong bia không cao, dinh dưỡng phong phú. Có nhiều người có thói quen uống bia thì uống liền một lúc 3-4 cốc, đại lượng nước uống vào rất nhanh sẽ bị đào thải ra ngoài nhưng cồn thì sẽ nhanh chóng được hấp thụ, làm cho cồn trong máu tăng cao.

Nếu suốt cả mùa hè ngày nào cũng uống nhiều bia sẽ khống chế ảnh hưởng đến sự hoạt động thông thường của tế bào, cũng có thể dẫn đến sự tích trữ mỡ từ đó gây ra “bụng bia” và còn ảnh hưởng đến chức năng thông thường của tim mạch.

Chuyên gia khuyến nghị mỗi ngày chúng ta không nên uống vượt quá 1000ml.

3. Không nên ăn cùng với cá hun khói

Có một lưu ý rất quan trọng đó là khi uống bia trong các món “nhậu” không nên kết hợp ăn cùng với các thực phẩm hun khói như cá hun khói, thịt hun khói.... Bởi vì trong thực phẩm hun khói hàm chứa axit amin hữu cơ, quá trình chế biến sẽ sản sinh ra biến chất như Polycyclic hydrocarbon, axit amin và thậm chí là cả Benzopyrene. Khi uống quá nhiều bia làm cho hàm lượng cồn trong máu tăng cao, những chất kể trên trong thực phẩm hun khói sẽ kết hợp lại với nhau, từ đó gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí u bướu. Thời tiết mùa hè nóng bức nên chúng ta thường uống nhiều bia lạnh, vì vậy tỉ lệ phát sinh ra những bệnh này thường sẽ cao hơn.

4. Không nên buộc chặt chai bia vào nhau

Những năm gần đây, phát sinh không ít sự kiện “nổ” chai bia gây tổn thương cho con người. Nguyên nhân là để dễ dàng khi vận chuyển, người ta xếp các chai bia sát vào nhau, trên đường về nhà gây ra nổ do va chạm vào nhau. Trong chai bia đóng gói nguyên kiện đã có một khí áp nhất định, nhiệt độ môi trường cao, áp lực trong chai (áp lực thực phẩm) cũng sẽ tăng cao vì vậy mùa hè mua bia mang về nhà nên đặc biệt chú ý khâu vận chuyển.


DanTri

Người miền Nam điêu đứng vì nắng nóng

Sáng sớm nhiệt độ đã 28-30 độ C, mồ hôi chảy ướt đẫm lưng áo. Trưa nóng hơn 38 độ. Hoàng hôn buông xuống, mặt đường Sài Gòn lại hầm hập phả vào mặt người ra phố. Những ngày qua người dân kêu trời vì nóng.

Tại khu phòng trọ công nhân trên đường Bùi Văn Ba, quận 7, 22h đêm ngày 9/5, hàng chục nam nữ công nhân khu chế xuất Tân Thuận thay vì ngủ lấy sức để sáng đi làm, lại kéo nhau ra đường ngồi hóng gió.

Nam, một công nhân trong nhóm cho hay, phòng trọ của họ vốn đã chật chội, nay lại thêm cái nóng hừng hực vừa đặt lưng xuống đã chảy mồ hôi, mở quạt thấy toàn hơi nóng nên không thể ngủ được. “Đêm nào nóng quá, chúng em phải ngồi chơi ở bên ngoài cho đến khi thật buồn ngủ rồi mới vào phòng”, Nam nói.
Để tránh nắng nóng, nhiều người khi ra phố phải che chắn bằng khăn che, áo khoác và găng tay. Ảnh: Thiên Chương.

Cùng tình cảnh “chảy mồ hôi” trong phòng trọ ẩm thấp lợp mái tôn không có trần chắn nhiệt tại quận 2, nhóm sinh viên trường Đại học Văn hóa cho biết, dù đã mở quạt số lớn nhất kết hợp với giải pháp tắm thường xuyên nhưng vào buổi trưa, ai nấy đều ướt đẫm mồ hôi.

“Cứ vài phút em vào nhà tắm xối nước lên đầu một lần nhưng vẫn không khỏi nóng. Chúng em là con trai còn có thể mặc quần đùi ở trần. Chỉ tội nghiệp các bạn sinh viên nữ”, Khải, sinh viên năm hai nói.

Chị Hương, nhà ở quận Bình Tân cùng một số nữ công của khu công nghiệp Tân Tạo, thì cho hay, nhà trọ không có máy lạnh, trời nóng khiến trẻ không chịu ngủ, không dám chĩa thẳng quạt máy vào các bé nên mẹ phải thức quạt cả đêm.

Ở trong nhà đã thế, với những người có công việc phải đi suốt ngày ngoài đường càng khổ hơn, bởi nắng bắt đầu gay gắt từ 7h sáng kéo dài cho đến tận chiều. Trên các tuyến phố, dễ thấy cảnh những phụ nữ, thậm chí ngay cả đấng mày râu cũng mặc áo khoác, khăn che kín mặt.

Nhóm công nhân giao nhận của một công ty nước giải khát ở quận 3 cho hay, chưa năm nào họ bị nắng nóng “tra tấn” như năm nay. “Chạy xe ngoài đường 30 phút là nắng đã làm hoa mắt. Cực nhất là những lúc phải khuân vác hàng, người lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi”, một công nhân nói.

Để tránh nắng, tại các ngã tư khi có đèn đỏ, đoạn nào có bóng râm là dòng người lại tranh nhau đứng, bất chấp bóng râm cách xa vạch vôi hàng chục mét.

Không chỉ gây khó chịu, dễ cáu gắt, ảnh hưởng đến ngủ nghỉ, theo nhiều người dân Sài Gòn, nắng nóng kéo dài còn làm cho việc ăn uống trở nên thay đổi theo hướng chỉ muốn uống mà chẳng muốn ăn.

Chủ quán cơm tấm có tiếng trên đường Võ Văn Tần, quận 3, cho biết, từ khi trời nóng bức, quán này ế khách hẳn. Các quán chuyên kinh doanh thức ăn nướng cũng cho hay, dù quán đã thiết lập hệ thống phun hơi nước để làm mát nhưng khách hàng vẫn thưa thớt. Trong khi đó, các quán cơm văn phòng, các quán ăn có máy lạnh, món ăn có nước lại đông khách hơn.

“Cực hình nhất vào những ngày này là ăn ở những nơi không có máy lạnh. Cuối tuần qua, một người bạn ở Hóc Môn mời đi ăn cưới vào buổi trưa. Cả nhóm chúng tôi ngồi tí rồi về vì không chịu nổi nóng”, chị Ly nhà ở Bình Thạnh nói.

Để tránh nắng, ngoài việc trùm kín khi ra đường, nhiều người còn chọn giải pháp trốn biệt trong phòng máy lạnh không đi ra ngoài, đến hồ bơi để giải nhiệt hoặc mở quạt máy suốt đêm. Tuy nhiên theo các bác sĩ, việc lạm dụng các giải pháp này rất dễ sinh bệnh, nhất là đối với trẻ.

Cụ thể, trong hơn một tháng qua, số trẻ em nhập viện vì các chứng cảm, sổ mũi, viêm họng, nổi hạch, viêm màng não cũng tăng cao. Nguyên nhân được xác định do bố mẹ cho ngủ quạt hoặc mở máy lạnh suốt đêm, số khác do trầm mình vào hồ bơi nhiều giờ. Một số bé viêm họng do uống nhiều nước đá.

Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, nhiệt độ tại TP HCM mấy ngày qua lên đến gần 38 độ C và đây là thời điểm nóng nhất kể từ đầu mùa khô đến nay.

Cũng theo các chuyên gia, do tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, mùa nóng năm nay kéo dài hơn những năm trước. "Lẽ ra thời tiết đã bớt nóng, tuy nhiên hiện có một đợt không khí lạnh tăng cường về miền Bắc đẩy áp thấp nóng nén về khu vực Trung và Nam bộ nên nhiệt độ vẫn còn duy trì ở mức cao, kéo dài trong vài ngày tới. Tại Đà Lạt - nơi vốn được mệnh danh là chiếc máy lạnh của miền Nam, nhiệt cao nhất 28 đến 29 độ C", chuyên gia về dự báo thời tiết Lê Thị Xuân Lan nói.

VNE

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2010

10 cách sống khiến thuốc thang... ế ẩm

Cuộc sống đa chiều và đầy sức ép như làm cho con người thường mắc phải những căn bệnh lạ nguy hiểm rất khó chữa trị. Làm thế nào để cơ thể vẫn mạnh khoẻ mà không phải thường xuyên dùng thuốc?

1. Hiểu biết bản thân về thể chất lẫn tinh thần

Hiểu biết về bản thân là chìa khoá của mọi bí quyết khác. Khi đã biết rõ về bản thân, chúng ta có thể quyết định biện pháp nào có tác dụng chữa trị đối với cơ thể và biện pháp nào thì không.

Ví như những người chóng giận và khó kiểm soát được bản thân là vì không biết được yếu điểm của mình. Sau khi biết được yếu điểm và muốn thay đổi thói quen gây hại đó thì dần dần sẽ biết cách để ít bộc lộ cảm xúc một cách tuỳ tiện.

2. Không vội vã nghĩ rằng mình đau ốm hoặc có bệnh

Chỉ mới sổ mũi, ho hay hơi nóng, người ta thường đã tìm đến thuốc. Thế nhưng có khi mặc kệ cảm giác đó và nghĩ rằng mình không ốm thì khoảng 3 ngày sau cảm giác đó mất đi hoàn toàn.

Hãy hòa mình với thiên nhiên vì không khí trong lành sẽ giúp bạn khỏe cả về thể chất và tinh thần

Cơ thể chúng ta vốn có một khả năng tự phục hồi trong một số trường hợp bệnh nhẹ bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ. Hiện tượng đau đầu đôi lúc cũng tự mất đi khi bạn được hít thở không khí trong lành; ho và hắt hơi sổ mũi là một dấu hiệu cơ thể bạn đang cố gắng đẩy vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp; sốt và đổ mồ hôi là dấu hiệu cơ thể đang đấu tranh với sự tấn công của virus cảm cúm...

Nếu các triệu chứng đó trực tiếp diễn ra sau 3 ngày, nghĩa là cơn bệnh đã tấn công vào sâu cơ thể chúng ta, hãy đến bác sĩ để có một đơn thuốc và những lời tư vấn cần thiết.

3. Đa dạng hoá món ăn hàng ngày

Đa dạng hóa thức ăn, tăng cường ăn hoa quả... là cách sống khôn ngoan.

Tiến hành đa dạng hoá các món ăn. Ngoài thịt, bạn nên tăng cường ăn cá tươi, đậu phụ và các loại rau củ tươi có mức chất béo thấp có thể giảm rủi ro huyết áp cao. Nhưng ngược lại, protein trong thịt động vật có vai trò duy trì sự tăng trưởng cơ thể và thay thế các tế bào đã bị hỏng.

4. Dùng các loại thức ăn phù hợp với tuổi tác

Lượng dinh dưỡng cần cho cơ thể của mỗi người mỗi khác, tuỳ thuộc vào tuổi tác, loại hình công việc, mức độ hoạt động hàng ngày và tình trạng cơ thể. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên đang tuổi ăn tuổi lớn, cả năm yếu tố trong thức ăn (cácbon hyđrat, protein, chất béo, vitamin, chất khoáng cùng với nước) đều rất cần thiết, vì thế không cần giới hạn.

Ngược lại, đối với người đã có tuổi, cần phải giảm bớt hyđrat cácbon và chất béo là chất sản sinh năng lượng và protein (có trong các đồ chiên rán và cơm), tăng cường vitamin với khoáng chất và nước bởi hoạt động vật lý của họ đã giảm.

Ngoài ra, chúng ta phải uống nhiều nước hơn những thành phần thức ăn khác. Người đang ốm càng phải uống nhiều nước hơn người bình thường.

5. Chơi thể thao một cách đều đặn phù hợp với khả năng

Thể thao tốt cho con người trong mọi thời điểm.

Chơi thể thao sẽ giúp máu lưu thông tốt, cơ thể trở nên khoẻ khoắn. Cần có một niềm tin vào tác động của thể dục thể thao đối với sức khoẻ, có như thế bạn mới đủ kiên trì chống lại cơn lười nhác thường xuất hiện.
Đối với những người mắc bệnh huyết áp cao, bệnh tim, nhiễm trùng phổi và đái đường tốt hơn là đến bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định chơi loại hình thể thao nào cho phù hợp.

Người bình thường không mắc bệnh thì sẽ rất phù hợp nếu chọn các loại hình thể thao có cường độ cao như bơi, thể dục nhịp điệu, đi xe đạp, chạy bộ.

6. Luôn luôn giữ vệ sinh

Môi trường sạch sẽ ở nhà, ngoài sân và xung quanh nơi ở sẽ đem lại cảm giác dễ chịu và khoẻ khoắn. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy một nhóm nhà có sân vườn và môi trường xung quanh sạch sẽ thì tỷ lệ sức khoẻ của người sống ở đó tốt hơn nhiều so với nhóm những người sống ở trong những căn hộ thiếu cây xanh.

Môi trường sạch sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh như nhiễm độc da, dị ứng với bụi, cảm cúm, và các bệnh về tinh thần như chán nản, mệt mỏi hay ức chế thần kinh làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể bạn.

7. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn

Dành thời gian cho nghỉ ngơi không có nghĩa là nghỉ một thời gian dài không làm việc mà nghỉ vào những giờ thích hợp ở nơi làm việc như giờ trưa, giữa giờ chiều, nói vài câu chuyện hài hước vui vẻ hay trao đổi những thông tin về văn hóa văn nghệ, thư giãn bằng cách thả lỏng đầu óc hoặc nghe một bản nhạc êm dịu. Thực hiện điều này đều đặn bạn sẽ đạt được sự cân bằng trong tâm hồn.

Ngủ sâu và ngon cũng là một hình thức hồi phục sức khoẻ. Ngủ với cơ thể mệt mỏi và suy nghĩ rối bời, sức làm việc cũng như sức đề kháng đối với bệnh tật của bạn sẽ bị giảm sút rất nhiều.

8. Trở về với tự nhiên

Lối sống của thời hiện đại dẫn đến việc thay đổi thói quen ăn uống của con người, ví dụ: ăn đồ hộp, uống các loại nước uống đóng chai, sốt đóng chai hay các thực phẩm có dùng chất bảo quản. Con người ít vận động bởi sự ưu việt của công nghệ cao trong giúp việc nhà như máy giặt, máy hút bụi, đi lại bằng ô tô thay vì đi bộ hay đi xe đạp, vì thế cơ thể trở nên yếu ớt và hay ốm hơn.

Trở về với tự nhiên còn là cố gắng tránh các loại thức ăn đóng hộp, ăn thêm nhiều rau và hoa quả tươi.

9. Tập cách thở đúng

Tập cách thở đúng và có hiệu quả sẽ khiến bạn cải thiện được hệ hô hấp của mình. Với việc hít không khí là ôxy chậm chậm đếm đến 15 giây sau đó thả hơi đếm đến 15 và cứ thế tiếp tục giữ ôxy được trong cơ thể chúng ta nhiều hơn bình thường. Các bộ phận trong cơ thể ta sẽ biết cách sử dụng ôxy một cách hiệu quả.

Lâu nay chúng ta vẫn thường hít thở với tần suất không đều đặn và không được kiểm soát. Ôxy được chúng ta hít vào cũng sẽ bị thải ta nhanh chóng khi các cơ quan trong cơ thể ta chưa kịp sử dụng nó. Trong một phút chúng ta đã hít thở những 6, 7 lần thậm chí nhiều hơn. Thế nên với việc tập luyện hít thở chậm và sâu khoảng 4 lần mỗi phút (mỗi lần bao gồm hít và thở) thì bạn đã tận dụng được một liều thuốc bổ miễn phí và đồng thời cơ thể ta không bị khí CO2 vốn rất có hại cho sức khoẻ chế ngự thường xuyên.

10. Chăm chỉ đọc sách báo về sức khoẻ

Có nhiều người muốn cơ thể mình khoẻ mạnh nhưng rất lười tiếp cận những kiến thức khoa học liên quan đến sức khoẻ. Nếu thường xuyên quan tâm, chúng ta sẽ biết rõ về cơ thể ta và sức khoẻ để sắp xếp một cách khoa học lối sống tránh xa bệnh tật.VTC



Thủ dâm kinh dị, cậu bé 12 tuổi cấp cứu tại BV ĐH Y

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa cấp cứu một ca thủ dâm dại dột và thương tâm: Xuyên cả sợi dây điện 3 ly, quấn thành nhiều vòng to bằng ngón tay, đút từ dương vật vào tận trong bàng quang.

Bác sĩ sốc với cách trẻ thủ dâm

BS Trần Học Vang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết chính tay ông phải gây tê để rút dây điện 3 ly, bằng đồng, ra khỏi bàng quang, niệu đạo của bệnh nhân (đến từ Hà Nội) mới chỉ… 12 tuổi này!

Mới 12 tuổi nhưng cậu bé này đã thủ dâm bằng cách dại dột và kinh dị như thế này. (Ảnh do BS cung cấp).

Theo BS Vang, vì bệnh nhân quấn dây điện thành nhiều vòng và đút từ dương vật vào tận bàng quang nên không làm thủng niệu đạo, nhưng lại không thể rút ra, vì bị vướng và đau: “Chúng tôi cũng thử rút ra nhưng không được, buộc phải gây tê, nong niệu đạo mới rút ra được cho bé. Quá trình đó cũng làm rách niêm mạc niệu đạo, nên sau đó tiếp tục phải nong niệu đạo để chống dính, làm khô vết thương. Một tuần sau, bệnh nhân mới có thể ra viện được”.

Cũng từng tự tay "xử lý" một ca thủ dâm lạ lùng khác, BS Vang lấy làm buồn vì phải hành xử "nặng tay" - mổ bàng quang mới cứu được bệnh nhân.

Đó là một bệnh nhân 14 tuổi, thủ dâm bằng cách nhét hạt hồng xiêm vào trong dương vật và dùng que chọc thật lực khiến hạt hồng xiêm chui vào rất sâu. Các bác sĩ không thể dùng thiết bị y tế gắp ra vì hạt hồng xiêm rất mỏng và trơn, khó gắp.

“Càng gắp càng đẩy hạt sâu hơn vào bàng quang. Cuối cùng, chúng tôi phải mổ bàng quang lấy hạt hồng xiêm ra”, BS Vang cho biết.

Biến dạng dương vật, vô sinh vì thủ dâm

Bệnh viện ĐH Y Hà Nội cũng vừa làm thủ tục xuất viện cho một bệnh nhân nam, 54 tuổi, đến từ Nam Định, vì lỡ “nghịch dại” với "của quý".

Người đàn ông này nhập viện trong tình trạng dương vật bị chia làm 2 phần khác nhau rõ rệt: phía ngoài bị phù nề, sưng to còn phía trong thì tím tái. Theo như bệnh nhân kể lại, trong khi ngủ, ông đã bị lũ trẻ con nghịch, cởi quần và buộc sợi cước (dùng để câu cá) ngang qua dương vật.

Khi buộc vào, dương vật mềm nên dây cước lẩn vào trong da. Đến khi phần dương vật phía trước không được nuôi dưỡng tốt, đã sưng phù lên, khiến dây cước càng chìm vào bên trong. Do dây cước nhỏ, “của quý” lại sưng to nên ông không thể tự tay cắt sợi dây. Khi nhập viện, các bác sĩ phải gây tê và dùng kéo nhỏ mới cắt được sợi dây này.

Giáo sư Trần Quán Anh, nguyên giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức cũng từng gặp một nam thanh niên 18 tuổi tên M, ở Hải Phòng, đến khám trong tình trạng “cậu nhỏ” bị chia đôi như vậy. Lý do là để tăng khoái cảm cho mỗi lần thủ dâm, mỗi lần dương vật bắt đầu cương cứng, M lấy dây thun quấn vào giữa để tăng cảm giác.

Sau một thời gian, “chú nhỏ” của M bị biến dạng, thắt lại ở giữa. Các bác sĩ phải bó tay, không thể đưa "của quý" của M về lại hình dáng ban đầu. Không những thế, do buộc chặt ở giữa nên khi xuất tinh, cơ thể M đã quen với kiểu xuất tinh ngược lên bàng quang, khiến lượng tinh dịch chảy ra rất ít, dẫn tới nguy cơ vô sinh của M là cao.

Thủ dâm là một hành vi thường thấy ở giới trẻ, nhất là nam thanh niên mới lớn. Đặc biệt, việc tìm cảm giác mạnh bằng cách làm khác thường nêu trên đã khiến nhiều người phải chịu những tai họa khôn lường.

VTC

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

Cứu một ca bị đỉa chui vào phế quản

Chiều 4-5, bác sĩ Phan Thị Thanh Thế, Phó trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết: trưa cùng ngày tổ nội soi hô hấp của khoa đã gắp thành công một con đỉa dài 3 cm ra khỏi phế quản của bệnh nhân Mấu Hồng Thia, 31 tuổi, ngụ Sơn Bình (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa).

Con đỉa được các bác sĩ ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa gắp ra từ phế quản anh Mấu Hồng Thia - Ảnh: Quang Phương

Theo lời kể của bác sĩ Thế, cách đây 3 tuần, trong khi đi làm rẫy bệnh nhân đã uống nước suối. Sau đó về nhà phát hiện ở phế quản bị nhột, ngứa rồi ho ra máu. Bệnh viện đa khoa tỉnh chẩn đoán có dị vật ở phế quản. Từ kết quả nội soi phế quản, ê kíp phẫu thuật nội soi đã tiến hành gắp con đỉa này ra.

Bác sĩ Thế cho biết nếu không phát hiện kịp thời và không gắp ra thì đỉa sẽ tiếp tục hút máu gây viêm phổi, nghẹt thở và rất có thể sẽ sinh sản ở đó.

TTO

Người ghép toàn bộ mặt lộ diện

Rafael, một trong những người đầu tiên ghép một phần mặt trên thế giới, rất hạnh phúc khi thấy diện mạo mới của mình và cho biết trông anh trẻ hơn trước ca phẫu thuật.

Một y tá vui mừng khi ca ghép mặt cho Rafael thành công - Ảnh: EPA

Xuất hiện trong cuộc họp báo tổ chức ngay tại bệnh viện Virgen del Rocio ở thành phố Seville, Rafael bày tỏ lòng biết ơn đối với bác sĩ và những người hiến tặng. Anh là người thứ hai ở Tây Ban Nha và là người thứ 9 trên thế giới được ghép mặt một phần.

Khi ra viện, Rafael vẫn cảm thấy đau, lúc nóng lúc lạnh trên mặt và nói khó khăn vì chưa hoàn toàn làm chủ được lưỡi. Có thể hơn 3 tháng nữa, việc này mới trở lại bình thường.

Ca phẫu thuật của anh được tiến hành hôm 26 và 27-1 vừa qua trong 30 giờ nhờ một người hiến tặng 2/3 phần dưới gương mặt. Công đoạn đầu tiên của ca ghép mặt là gỡ bỏ các mô, mạch máu và đầu dây thần kinh trên mặt người hiến tặng. Sau đó, các bác sĩ ghép chúng vào mặt của Rafael.

Anh phải mất 5 tuần để điều trị chuyên sâu và một tuần trong phòng điều trị bỏng rồi mới chuyển sang giường bệnh thường hôm 15-3.

Nhóm phẫu thuật do bác sĩ Tomas Gomez Cia chỉ đạo đã dành một năm thực hành trên cơ thể chết và trên các chương trình mô phỏng 3D trước khi phẫu thuật trên người thật.

Juan David Gonzalez Padilla, trưởng khoa phẫu thuật chỉnh hình của bệnh viện, cho hay bệnh nhân của họ giờ đã cảm nhận được môi, má, phân biệt được nóng lạnh, nuốt thức ăn bình thường, thậm chí đã dùng dao cạo râu.

Rafael từ khi sinh ra đã mắc bệnh u xơ bẩm sinh loại 1, còn được gọi là bệnh Recklinghausen, khiến các tế bào trên mặt phát triển bất thường. Các u lành tính này xuất hiện trên 2/3 khuôn mặt của anh.

PHAN ANH (Theo Daily Mail)

Thứ Ba, 4 tháng 5, 2010

Người đầu tiên trên thế giới được ghép toàn bộ mặt


Cho đến hiện tại đã có 10 ca cấy ghép mặt đã được thực hiện trên khắp thế giới. Tuy nhiên, đó chỉ là các ca ghép mặt từng phần còn ca phẫu thuật vừa diễn ra tại Tây Ban Nha là ca ghép mặt toàn phần đầu tiên được thực hiện thành công.

Khuôn mặt bị biến dạng do súng ống.

Người đàn ông được cấy ghép mặt là một thanh niên trong độ tuổi 30 với gương mặt bị biến dạng khủng khiếp sau một tai nạn liên quan đến súng đạn vào năm 2005.

Danh tính cụ thể của người đàn ông này không được công bố. Tuy nhên, theo tiết lộ từ phía bệnh viện cho biết thì người thanh niên ở độ tuổi 30 đã này hoàn toàn mất khả năng nuốt, nói chuyện hoặc thở một cách bình thường.

Từng bước thực hiện ca phẫu thuật.

Đặc biệt, bệnh nhân cũng đã từng trải qua 9 lần phẫu thuật lại khuôn mặt nhưng kết quả không như ý. Bệnh nhân đã liên lạc với các bác sĩ phẫu thuật sau khi biết đến trường hợp của Isabelle Dinoire, người phụ nữ Pháp được cấy ghép mặt từng phần đầu tiên trên thế giới hồi năm 2005.

Bác sỹ chính thực hiện cuộc phẫu thuật kỳ diệu này.

Sau khi phân tích tình hình cụ thể, các bác sỹ đã xác định chính xác những điểm thiếu sót cần khắc phục. Sau ca phẫu thuật này, bệnh nhân sẽ có một khuôn mặt hoàn toàn mới, trong đó có da, mô thịt, hai môi, mũi, hàm, răng và các xương quai hàm. Để thực hiện việc tái tạo lại hoàn chỉnh gương mặt cho bệnh nhân, các bác sĩ đã nhờ vào một chương trình đặc biệt phân tích cụ thể tình hình của bệnh nhân sau đó đưa ra khuôn mặt tái tạo chính xác nhất để thực hiện.

Thay toàn bộ khuôn mặt liệu cơ thể người này có chấp nhận nó?


Ca phẫu thuật cực kì phức tạp này có sự tham gia của 30 chuyên gia do bác sĩ Joan Pere Barret đứng đầu. Thời gian thực hiện là 24 giờ tại bệnh viện Vall d'Hebron ở Barcelona vào 20/3/2010.

“Sau ca phẫu thuật này bệnh nhân sẽ có một số vết sẹo trên cổ và trên trán nhưng trong tương lai chúng sẽ liền lại. Một tuần sau cuộc phẫu thuật anh ấy đã có phản ứng rất tốt và tỏ ra khá hài lòng với cuộc phẫu thuật”, bác sĩ Barret nhấn mạnh. “Mục đích của chúng tôi đó là trong một vài tuần sau ca phẫu thuật bệnh nhân có thể nói, ăn và thậm chí có thể mỉm cười hoặc cười to.”

Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh nhân đã có những chuyển biến tích cực nhưng sẽ tiếp tục ở lại bệnh viện trong khoảng 2 tháng tiếp theo để được các bác sỹ theo dõi.

Trong hai tháng đó, nếu bệnh nhân có những chuyển biến tốt hơn sẽ được ra viện để về điều trị tại nhà sau đó sẽ tiếp tục điều trị với phác đồ đặc biệt trong những tháng tiếp theo cho đến khi trở lại bình thường hoàn toàn.

Tuy nhiên, một vấn đề hiện tại đang được các bác sỹ lo lắng đó là sự chấp nhận của cơ thể với khuôn mặt mới.

Như vậy, nếu ca phẫu thuật này thành công thực sự thì nó sẽ là cơ hội cho rất nhiều người bị tai nạn hoặc có dị tật liên quan đến khuôn mặt tìm lại được một gương mặt hoàn thiện như những người bình thường.

Trước ca phẫu thuật này, các bác sĩ Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc cũng đã thực hiện các ca ghép một phần khuôn mặt. Nhưng với ca đại phẫu thuật ghép lại toàn bộ khuôn mặt cho một người đàn ông bị chấn thương do tai nạn súng ống này, được thực hiện bởi một nhóm các bác sĩ Tây Ban Nha thuộc bệnh viện Vall d'Hebron vừa thực hiện đã đưa trình độ y học thế giới đến một tầm cao mới thực sự.

Bệnh nhân Isabelle Dinoire.

Ca phẫu thuật ghép mặt thành công đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Pháp vào năm 2005 ở bệnh nhân Isabelle Dinoire, 38 tuổi, bị chó cắn. Kể từ trường hợp đó đến nay, đã có 10 ca cấy ghép mặt đã được thực hiện trên khắp thế giới, trong đó có Trung Quốc và Mỹ. Tây Ban Nha cũng thực hiện ca cấy ghép mặt từng phần đầu tiên vào tháng 8/2009. Tuy nhiên, tất cả các ca cấy ghép trên chỉ là từng phần và các bác sĩ tại bệnh viện Vall d'Hebron với ca phẫu thuật vào hồi tháng 3 vừa qua mới là ca phẫu thuật hoàn thiện đầu tiên.

VTC

Suýt chết vì uống cùng lúc 60 viên thuốc trị động kinh

Bị động kinh và rối loạn tâm thần thể nhẹ, chị Huỳnh ở quận 12, TP HCM, đã uống toàn bộ số thuốc dùng trong một tháng vừa nhận ở trạm y tế. Khi người nhà phát hiện, nạn nhân đã nằm bất động.

Tại Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương chiều 3/5, chị Huỳnh rơi vào tình trạng trụy tim mạch (huyết áp tụt gần bằng 0), ngưng thở, hôn mê sâu.

Các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản, cho thở máy, dùng thuốc vận mạch, thải chất độc. Tuy nhiên sau 8 tiếng đồng hồ lọc máu liên tục, bệnh nhân mới dần cải thiện tri giác.

Người nhà cho biết, số thuốc mà chị Huỳnh uống gồm 60 viên Phenobarbital loại 100 mg mỗi viên.

Theo các bác sĩ, liều tử vong của loại thuốc là 6.000 mg. Nếu ở những bệnh không có phương pháp lọc máu, bệnh nhân có thể bị hôn mê sâu khiến ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thậm chí tử vong.

VNE

Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2010

Dân nhậu coi chừng... heo tai xanh

Ngày 29-4, anh Trần Quốc Quân - chủ một cửa hàng lòng heo tiết canh ở Thanh Trì, Hà Nội - đã ra viện sau 10 ngày điều trị chứng viêm màng não do vi khuẩn liên cầu lợn.

Các vết xuất huyết trên da, điển hình của triệu chứng sốc do nhiễm liên cầu lợn - Ảnh: Minh Ngọc

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư - nơi điều trị cho anh Quân, cho hay rất may bệnh nhân Quân không gặp di chứng gì, trong khi rất nhiều bệnh nhân viêm màng não do liên cầu lợn thường gặp di chứng nghễnh ngãng. Tại bệnh viện đang có một bệnh nhân sốc, ba trường hợp viêm màng não do liên cầu lợn.

50% bị viêm màng não

Cũng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, dù đã trải qua hơn nửa tháng điều trị nhưng anh Nguyễn Văn Thương (ở Phổ Yên, Thái Nguyên) vẫn còn yếu. Hai ống chân anh dày đặc những vết tím đen đã bong tróc, để lộ da non. Theo người nhà anh Thương, cách đây khoảng 20 ngày gia đình anh mua thủ lợn về ăn, trong quá trình băm thịt anh bị xước ở tay. Khoảng ba ngày sau ăn món thủ lợn, anh Thương sốt cao, lơ mơ, trên da nổi những mảng xuất huyết tím bầm. Sau ba ngày điều trị tại địa phương, anh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Theo bác sĩ Hồng Hà, các bệnh do liên cầu lợn thường gặp là viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm màng tim... Vi khuẩn liên cầu cư trú ở họng heo, khi heo gặp thêm chứng bệnh như bệnh tai xanh, vi khuẩn liên cầu sẽ phát tán khiến heo nhiễm thêm một chứng bệnh “cơ hội”. Người sử dụng thịt heo tai xanh nấu chưa chín, ăn tiết canh heo hay bị dây máu hoặc dịch heo vào các vết trầy xước trên da sẽ bị nhiễm vi khuẩn liên cầu.

Theo bác sĩ Hồng Hà, hai căn bệnh thường gặp nhất do căn nguyên vi khuẩn liên cầu là sốc (như bệnh nhân Thương) và viêm màng não (như bệnh nhân Quân). Bác sĩ Hà cho hay trước đây có nhiều căn nguyên gây viêm màng não, nhưng gần đây có tới 50% ca viêm màng não do vi khuẩn liên cầu. Cách dễ phân biệt bệnh do liên cầu lợn với sốt xuất huyết (cùng có biểu hiện xuất huyết trên da) là với sốt xuất huyết thì các nốt xuất huyết xuất hiện li ti trên da, còn bệnh do liên cầu thì xuất huyết trên da dày đặc thành đám, đặc biệt ở chân, lưng, ngực...

Có thể xuất hiện bệnh sau 16 giờ

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (khoa điều trị tích cực Bệnh viện Bệnh nhiệt đới), bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng sốt cao, đau đầu dữ dội, lơ mơ hoặc nôn sau 16 giờ ăn thịt nấu chưa chín hoặc nhiễm vi khuẩn thông qua các nốt trầy xước trên da. Những trường hợp muộn hơn, có thể ba ngày sau khi nhiễm bệnh các triệu chứng mới xuất hiện. Những người sống trong vùng đang có dịch heo tai xanh, có các biểu hiện như trên nên đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Theo bác sĩ Cấp, rất nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn điều trị tại bệnh viện này là dân nhậu, mắc bệnh sau khi ăn tiết canh. “Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cấm tiết canh rồi, nhưng dân ta vẫn làm và ăn! Phòng bệnh do liên cầu lợn, tốt nhất là heo ốm chết chưa rõ nguyên nhân nên đem tiêu hủy, không giết thịt ăn. Trong quá trình giết mổ, chế biến thịt cũng cần phòng hộ như đeo găng tay chẳng hạn” - ông Hà khuyến cáo.

Theo bác sĩ Hà, khoảng 4-5 năm nay, năm nào cũng xuất hiện bệnh nhiễm liên cầu lợn cùng với mùa dịch heo tai xanh, đỉnh điểm là đầu năm 2007 với 60-70 bệnh nhân nhập viện liên tục. Ông Hà cho rằng số lượng bệnh nhân thường tùy vào diễn biến dịch trên heo. Có thể có hi vọng đẩy lùi được căn bệnh này nếu ý thức của người dân cao hơn, chẳng hạn như không ăn tiết canh.

VNE

Suýt chết vì uống nước măng tươi để béo

Ảnh minh họa: Casacamisas.files.wordpress.com.
Ảnh minh họa: Casacamisas.files.wordpress.com.

Nghe có người mách lấy những cành tre non giã lấy nước uống sẽ khiến cơ thể vốn gày gò béo khỏe lên, anh Học (Việt Yên, Bắc Giang) bèn làm theo rồi bị co giật, hôn mê.

Ngay sau đó, anh Học được người nhà đưa đến cơ sở y tế địa phương. Tại đây anh được rửa ruột, dùng thuốc chống co giật... rồi chuyển tiếp tới Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng huyết áp tụt, hôn mê sâu, trụy mạch... Qua các xét nghiệm, các bác sĩ xác định anh bị nhiễm độc nặng chất cyanua (một chất có nhiều trong măng tươi). Anh Học được thở máy và tiếp tục điều trị đặc biệt.

Hiện tại, anh đã qua cơn hiểm nghèo.

Theo người nhà bệnh nhân, trước khi bị ngộ độc, anh Học có sức khỏe tốt, tuy thể trạng hơi gầy gò. Gần đây, anh nghe có người quen "chẩn đoán" mình gày vì tiêu hóa kém và mách uống nước giã từ ngọn tre non, anh Học thử nghiệm luôn. Anh đã ra vườn hái 7 ngọn măng tre (theo lời chỉ dẫn: đàn ông lấy 7 ngọn, đàn bà dùng 9 ngọn) rồi giã ra, vắt lấy nước uống. Và chỉ trong vài phút, anh đã rơi vào trạng thái nguy kịch.

Theo các bác sĩ, trước đây, Trung tâm chống độc từng tiếp nhận một số trường hợp ngộ độc do ăn măng tươi nhưng chưa ai lại uống nước giã từ ngọn măng tươi như anh Học. Các bác sĩ cho biết, trong măng tươi có chất gây ngộ độc là cyanua - có thể gây tử vong rất nhanh. Trong quá trình chế biến như ngâm, phơi khô, luộc, nấu... đã giảm được độc chất. Anh Học do ăn trực tiếp nước măng vắt ra nên nhiễm độc nặng.

VNE