Cuộc sống đa chiều và đầy sức ép như làm cho con người thường mắc phải những căn bệnh lạ nguy hiểm rất khó chữa trị. Làm thế nào để cơ thể vẫn mạnh khoẻ mà không phải thường xuyên dùng thuốc?
1. Hiểu biết bản thân về thể chất lẫn tinh thần
Hiểu biết về bản thân là chìa khoá của mọi bí quyết khác. Khi đã biết rõ về bản thân, chúng ta có thể quyết định biện pháp nào có tác dụng chữa trị đối với cơ thể và biện pháp nào thì không.
Ví như những người chóng giận và khó kiểm soát được bản thân là vì không biết được yếu điểm của mình. Sau khi biết được yếu điểm và muốn thay đổi thói quen gây hại đó thì dần dần sẽ biết cách để ít bộc lộ cảm xúc một cách tuỳ tiện.
2. Không vội vã nghĩ rằng mình đau ốm hoặc có bệnh
Chỉ mới sổ mũi, ho hay hơi nóng, người ta thường đã tìm đến thuốc. Thế nhưng có khi mặc kệ cảm giác đó và nghĩ rằng mình không ốm thì khoảng 3 ngày sau cảm giác đó mất đi hoàn toàn.
Hãy hòa mình với thiên nhiên vì không khí trong lành sẽ giúp bạn khỏe cả về thể chất và tinh thần
Cơ thể chúng ta vốn có một khả năng tự phục hồi trong một số trường hợp bệnh nhẹ bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ. Hiện tượng đau đầu đôi lúc cũng tự mất đi khi bạn được hít thở không khí trong lành; ho và hắt hơi sổ mũi là một dấu hiệu cơ thể bạn đang cố gắng đẩy vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp; sốt và đổ mồ hôi là dấu hiệu cơ thể đang đấu tranh với sự tấn công của virus cảm cúm...
Nếu các triệu chứng đó trực tiếp diễn ra sau 3 ngày, nghĩa là cơn bệnh đã tấn công vào sâu cơ thể chúng ta, hãy đến bác sĩ để có một đơn thuốc và những lời tư vấn cần thiết.
3. Đa dạng hoá món ăn hàng ngày
Đa dạng hóa thức ăn, tăng cường ăn hoa quả... là cách sống khôn ngoan.
Tiến hành đa dạng hoá các món ăn. Ngoài thịt, bạn nên tăng cường ăn cá tươi, đậu phụ và các loại rau củ tươi có mức chất béo thấp có thể giảm rủi ro huyết áp cao. Nhưng ngược lại, protein trong thịt động vật có vai trò duy trì sự tăng trưởng cơ thể và thay thế các tế bào đã bị hỏng.
4. Dùng các loại thức ăn phù hợp với tuổi tác
Lượng dinh dưỡng cần cho cơ thể của mỗi người mỗi khác, tuỳ thuộc vào tuổi tác, loại hình công việc, mức độ hoạt động hàng ngày và tình trạng cơ thể. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên đang tuổi ăn tuổi lớn, cả năm yếu tố trong thức ăn (cácbon hyđrat, protein, chất béo, vitamin, chất khoáng cùng với nước) đều rất cần thiết, vì thế không cần giới hạn.
Ngược lại, đối với người đã có tuổi, cần phải giảm bớt hyđrat cácbon và chất béo là chất sản sinh năng lượng và protein (có trong các đồ chiên rán và cơm), tăng cường vitamin với khoáng chất và nước bởi hoạt động vật lý của họ đã giảm.
Ngoài ra, chúng ta phải uống nhiều nước hơn những thành phần thức ăn khác. Người đang ốm càng phải uống nhiều nước hơn người bình thường.
5. Chơi thể thao một cách đều đặn phù hợp với khả năng
Thể thao tốt cho con người trong mọi thời điểm.
Chơi thể thao sẽ giúp máu lưu thông tốt, cơ thể trở nên khoẻ khoắn. Cần có một niềm tin vào tác động của thể dục thể thao đối với sức khoẻ, có như thế bạn mới đủ kiên trì chống lại cơn lười nhác thường xuất hiện.
Đối với những người mắc bệnh huyết áp cao, bệnh tim, nhiễm trùng phổi và đái đường tốt hơn là đến bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định chơi loại hình thể thao nào cho phù hợp.
Người bình thường không mắc bệnh thì sẽ rất phù hợp nếu chọn các loại hình thể thao có cường độ cao như bơi, thể dục nhịp điệu, đi xe đạp, chạy bộ.
6. Luôn luôn giữ vệ sinh
Môi trường sạch sẽ ở nhà, ngoài sân và xung quanh nơi ở sẽ đem lại cảm giác dễ chịu và khoẻ khoắn. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy một nhóm nhà có sân vườn và môi trường xung quanh sạch sẽ thì tỷ lệ sức khoẻ của người sống ở đó tốt hơn nhiều so với nhóm những người sống ở trong những căn hộ thiếu cây xanh.
Môi trường sạch sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh như nhiễm độc da, dị ứng với bụi, cảm cúm, và các bệnh về tinh thần như chán nản, mệt mỏi hay ức chế thần kinh làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể bạn.
7. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn
Dành thời gian cho nghỉ ngơi không có nghĩa là nghỉ một thời gian dài không làm việc mà nghỉ vào những giờ thích hợp ở nơi làm việc như giờ trưa, giữa giờ chiều, nói vài câu chuyện hài hước vui vẻ hay trao đổi những thông tin về văn hóa văn nghệ, thư giãn bằng cách thả lỏng đầu óc hoặc nghe một bản nhạc êm dịu. Thực hiện điều này đều đặn bạn sẽ đạt được sự cân bằng trong tâm hồn.
Ngủ sâu và ngon cũng là một hình thức hồi phục sức khoẻ. Ngủ với cơ thể mệt mỏi và suy nghĩ rối bời, sức làm việc cũng như sức đề kháng đối với bệnh tật của bạn sẽ bị giảm sút rất nhiều.
8. Trở về với tự nhiên
Lối sống của thời hiện đại dẫn đến việc thay đổi thói quen ăn uống của con người, ví dụ: ăn đồ hộp, uống các loại nước uống đóng chai, sốt đóng chai hay các thực phẩm có dùng chất bảo quản. Con người ít vận động bởi sự ưu việt của công nghệ cao trong giúp việc nhà như máy giặt, máy hút bụi, đi lại bằng ô tô thay vì đi bộ hay đi xe đạp, vì thế cơ thể trở nên yếu ớt và hay ốm hơn.
Trở về với tự nhiên còn là cố gắng tránh các loại thức ăn đóng hộp, ăn thêm nhiều rau và hoa quả tươi.
9. Tập cách thở đúng
Tập cách thở đúng và có hiệu quả sẽ khiến bạn cải thiện được hệ hô hấp của mình. Với việc hít không khí là ôxy chậm chậm đếm đến 15 giây sau đó thả hơi đếm đến 15 và cứ thế tiếp tục giữ ôxy được trong cơ thể chúng ta nhiều hơn bình thường. Các bộ phận trong cơ thể ta sẽ biết cách sử dụng ôxy một cách hiệu quả.
Lâu nay chúng ta vẫn thường hít thở với tần suất không đều đặn và không được kiểm soát. Ôxy được chúng ta hít vào cũng sẽ bị thải ta nhanh chóng khi các cơ quan trong cơ thể ta chưa kịp sử dụng nó. Trong một phút chúng ta đã hít thở những 6, 7 lần thậm chí nhiều hơn. Thế nên với việc tập luyện hít thở chậm và sâu khoảng 4 lần mỗi phút (mỗi lần bao gồm hít và thở) thì bạn đã tận dụng được một liều thuốc bổ miễn phí và đồng thời cơ thể ta không bị khí CO2 vốn rất có hại cho sức khoẻ chế ngự thường xuyên.
10. Chăm chỉ đọc sách báo về sức khoẻ
Có nhiều người muốn cơ thể mình khoẻ mạnh nhưng rất lười tiếp cận những kiến thức khoa học liên quan đến sức khoẻ. Nếu thường xuyên quan tâm, chúng ta sẽ biết rõ về cơ thể ta và sức khoẻ để sắp xếp một cách khoa học lối sống tránh xa bệnh tật.VTC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét