Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

"Cậu nhỏ" "bầm dập" vì "sex miệng" là một trong số những tai nạn dễ gặp khi quan hệ tình dục!


Tình dục có thể coi là một cách giải tỏa căng thẳng tuyệt vời với mỗi người. Tuy nhiên, không phải lúc nào “chuyện đó” cũng thật hoàn hảo như bạn muốn bởi những “tai nạn”, thậm chí là những “tai nạn” nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy ra với bạn trong lúc “hành sự”, làm hỏng “cuộc yêu” của hai người. Dưới đây là một vài trong số đó:
Bài liên quan: 
"Chồng bạn em "yêu" được cả tiếng đồng hồ"
Đòi "yêu" chồng già chẳng chịu
"Chuyện ấy" ngày hè
Thiếu tự tin vì “cậu nhỏ” không bình thường
1. “Sa mạc khô cạn”
Thử hình dung còn điều gì khiến bạn mất “hứng” hơn là sự “khô khan” khi “quan hệ”. Không phải lúc nào “cô bé” cũng “ngoan ngoãn” nghe lời để tiết chất nhờn khi “sex”. Trong lúc đó, nếu bạn cứ cố gắng “ép” “cậu nhỏ” phải “qua cửa”, điều đó sẽ vừa làm đau “cô nhỏ”, lại vừa khiến cả hai cùng chẳng còn “hứng thú” khi tâm lý đang cực kỳ căng thẳng.
2. Lãnh “đủ” vì “sex miệng”
“Sex miệng” gần như không thể thiếu được trong “chuyện đó” của hai người. Đó là một cách “thỏa mãn” “đối phương” vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, ngay cả khi cô nàng của bạn có thực hiện “thủ thuật” này “chuyên nghiệp” tới đâu thì “cậu nhỏ” vẫn hoàn toàn có thể dính “nạn” như thường. Tai nạn thường gặp là “cậu bé” đỏ lừ do các mạch máu gây ra. Hoặc nếu quá “nhạy cảm”, “cậu nhỏ” cũng có thể bị dị ứng và sưng tấy. Không phải lúc nào “oral sex” cũng suôn sẻ như bạn nghĩ!
3. “Vỡ tim” vì “cậu bé” không thể “hạ màn”
Nếu “cậu nhỏ” không thể “cương cứng” khiến bạn “mất hứng” vì việc “cậu nhỏ” cứ thẳng mãi không thôi cũng là một vấn đề không kém phần rắc rối. Việc máu “dồn ứ” tại đây mà không thể lưu thông bình thường khiến “cậu nhỏ” sưng tấy và luôn “dựng đứng”, gây cho “khổ chủ” đau đớn và những lo lắng về tâm lý. Để giải quyết “phiền phức” này, chỉ còn một cách, đó là đến gặp bác sĩ!
Lãnh đủ vì
"Cậu nhỏ" làm "chuyện đó" gặp "trục trặc"! (Ảnh minh họa)
4. Khi “cậu nhỏ” cần “tiếp viện”
Sau một cuộc chạy “marathon” “sex”, “cậu nhỏ” vô cùng “mệt mỏi” và khó có thể giữ vững “phong độ” ở vòng sau. Bởi thế, hãy “tiếp viện” để “cậu nhỏ” luôn hăng hái và cho bạn cảm giác tuyệt vời. Nếu có thể, hãy dùng chất bôi trơn lúc này. Nó sẽ khiến bạn thêm hào hứng “nhập cuộc” và “chuyện đó” dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu bạn không nhờ tới bất cứ một sự “hỗ trợ” nào  thì mọi cố gắng của bạn sẽ chỉ khiến “cậu bé” thêm tổn thương và sưng tấy, ảnh hưởng tới sống sinh lý bình thường của vợ chồng bạn.
5. “Cậu nhỏ” cũng vô cùng “nhạy cảm”!
Không phải lúc nào “trục trặc” cũng xảy ra khi bạn làm “chuyện đó”. Nhưng chúng cũng rất dễ dàng “cản trở” “cuộc vui” của bạn nếu bạn bất cẩn trong lúc “hành sự”. “Cậu nhỏ” thường vô cùng nhạy cảm. Nhưng nếu bạn biết cách “âu yếm”, “cậu bé” sẽ là “hỗ trợ” đắc lực để “cuộc yêu” thăng hoa!
EVA

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Bé từ 9 tháng - 10 tuổi - Phải chích đủ 3 lần mũi Vaccin Sởi !!!

 Nếu đang băn khoăn về vắc xin sởi, hãy đọc bài này! - hình 1

Mọi thắc mắc của bạn đọc về vắc xin sởi, từ việc tại sao phải tiêm 2 mũi vắc xin, tác dụng phụ cho đến đối tượng không được tiêm... đều được BS Nguyễn Trí Đoàn giải đáp cụ thể. Việc chích ngừa sởi kịp thời và đẩy đủ là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh sởi

Vaccine sởi (cũng như quai bị, Rubella hay trái rạ) là vaccine sống giảm độc lực, có nghĩa đó là virus sởi sống nhưng đã làm yếu đi để không gây ra bệnh thực sự. Thường ở những nước đang phát triển như Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng chích mũi sởi đầu tiên cho bé 9 tháng tuổi. Trước sinh bé nhận kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai, trong đó có thể có kháng thể chống lại sởi, kháng thể này sẽ được sử dụng dần và thường hết khi khoảng 1 tuổi. Vì vậy, nếu bé chích vaccine sởi trước 1 tuổi, kháng thể còn trong máu sẽ tiêu diệt 1 phần vaccine sởi đó, cơ thể chỉ đáp ứng tạo kháng thể đối với phần vaccine còn lại, có thể là chỉ còn 50% hay 60% vaccine chích vào. Hiện tượng này gọi là đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn,

Vì vậy, nếu bé được chích mũi vaccine sởi trước 1 tuổi thì liều vaccine đó không được tính là 1 mũi chích đầu tiên, và từ 1 tuổi trở lên phải chích lại (thường chích mũi sởi - quai bị - Rubella) và lúc đó mới tính là mũi chích đầu tiên (mũi 1). Nếu bé chích vaccine sởi đầu tiên vào lúc 1 tuổi trở lên thì đáp ứng miễn dịch được xem là hoàn toàn và lượng kháng thể tạo ra đủ sử dụng trong vài năm, do đó bé sẽ được chích nhắc lại 1 mũi vaccine sởi (hay sởi - quai bị - Rubella) (mũi 2) lúc 4 - 6 tuổi (không nhất thiết phải tiêm nhắc lại sớm hơn, tuy nhiên có thể tiêm nhắc lại sớm hơn nếu muốn, miễn là phải cách mũi vaccine sống tối thiểu 4 tuần lễ). Nếu chích liều đầu tiên sau 1 tuổi thì hiệu quả bảo vệ của vaccine sởi là hơn 97%. Do đó, có những bé được chích sởi liều đầu tiên trước 1 tuổi, đến sau 1 tuổi thì kháng thể giảm nhiều do đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn, nếu bé không được chích nhắc lại mũi vaccine sởi thì bé vẫn có nguy cơ mắc bệnh sởi.

Tuy nhiên, đối với những bé đã chích ngừa sởi và đã có đáp ứng miễn dịch mà bị sởi thì thường sẽ bị nhẹ hơn những bé chưa được chích ngừa sởi bao giờ.

Bác sĩ Trí Đoàn chia sẻ thêm: “Nếu con bạn đã được chích ngừa sởi rồi và đã chích theo lịch đầy đủ thì bạn không phải lo lắng quá mức như các phụ huynh đang bị những thông tin trên các phương tiện đại chúng “bủa vây” như hiện nay”.

Trường hợp vaccine sởi tiêm trước 1 tuổi không đáp ứng miễn dịch hoàn toàn thì nó vẫn có hiệu quả bảo vệ tạm thời. Do đó, nếu như đang có dịch sởi như hiện nay, bé từ 6 tháng - 11 tháng vẫn có thể chích 1 mũi sởi để bảo vệ tạm thời. Tuy nhiên, đến sau 1 tuổi bé vẫn phải được chích sởi (hay sởi - quai bị - Rubella) mũi 1. Nếu bé tiếp xúc với bệnh nhân bị sởi và chưa được chích ngừa sởi, việc chích ngừa sởi trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc cũng có thể giảm nguy cơ bị bệnh sởi hay giảm nguy cơ bị sởi nặng.

Nguyên nhân dịch bệnh sởi bùng phát?

Hiện tượng dịch sởi quay lại gần đây có lẽ một phần do các phụ huynh đã không cho các bé đi chích ngừa đầy đủ do lo ngại những phản ứng phụ của chích ngừa.

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy rõ điều này. Năm 2012-2013 tại Anh và Wales xảy ra 1 dịch sởi gây bệnh cho khoảng 3000 bệnh nhân, hầu hết khoảng 10-18 tuổi. Nguyên nhân của vụ dịch sởi đó là do một nghiên cứu của BS Andrew Wakefield công bố vào năm 1998, cho rằng vaccine MMR (sởi - quai bị - Rubella) có liên quan đến bệnh tự kỷ ở trẻ em. Vì vậy, các phụ huynh đã từ chối chích ngừa cho con mình. Kết quả là những trẻ không được chích ngừa sởi đầy đủ lúc đó đã không có đủ miễn dịch bảo vệ với sởi nên bị mắc bệnh sởi trong trận dịch đó.

Trở lại kinh nghiệm của Việt Nam. Vào năm 2006 có 1 vụ tai biến sau khi chích vaccine MMR tại 1 số trường ở quận 5, khiến 1 bé tử vong và khoảng 5 - 6 bé khác bị nhiễm trùng huyết, khiến cho các phụ huynh không ai dám cho con chích ngừa MMR. Thực chất tai biến đó không liên quan đến bản thân vaccine MMR, mà là do vi khuẩn tụ cầu lây vào một số bé được chích và gây nhiễm trùng huyết (nguồn gốc của vi khuẩn đó có lẽ từ hầu họng của 1 nhân viên chích ngừa). Sau đó 1 thời gian, bệnh sởi đã quay lại. Thời gian gần đây, cũng do một số thông tin báo chí đăng tải các vụ xảy ra sau khi chích ngừa (mà đa số các vụ đó nguyên nhân tử vong không liên quan đến vaccine) mà phụ huynh không cho con chích ngừa kịp thời và đầy đủ, khiến một số bệnh quay lại như sởi và thủy đậu.

Vậy để chích ngừa kịp thời và đầy đủ, có một số biện pháp hiệu quả và đơn giản. Khi bé đi khám định kỳ, lúc đó có thể chích được bao nhiêu mũi vaccine thì hãy cho bé chích cùng 1 lúc (tất cả các vaccine đều có thể chích cùng một lúc được). Như vậy sẽ không phải đi nhiều lần, còn bé sẽ được bảo vệ kịp thời và không gây ra tình trạng thiếu hụt vaccine như hiện nay.

Nếu bé đi khám bệnh vì bệnh lý gì đó mà không có sốt, bé vẫn có thể chích ngừa được, ví dụ bé đang ho, sổ mũi, ói, tiêu chảy vẫn có thể chích ngừa được nếu bé không sốt và vẫn chơi (kinh nghiệm là khi phụ huynh dẫn bé đi khám bệnh, nên đem theo sổ chích ngừa để bác sĩ biết bé còn cần chích vaccine nào nữa). Trong tình hình thiếu nhiều loại vaccine như hiện nay (vaccine sởi - quai bị - Rubella cũng đang thiếu), bé vẫn nên đi chích ngừa các loại bệnh khác, đặc biệt là chích ngừa cúm cho trẻ nhỏ vì chúng vẫn có thể bị lây cúm và bị biến chứng nặng do cúm (viêm phổi, thậm chí tử vong).

Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin sởi?

Như mọi loại vaccine khác, vaccine sởi cũng có thể có một số tác dụng phụ. Có khoảng 10% bé có thể sốt và phát ban sau khi tiêm vaccine sởi khoảng 1-2 tuần, tuy nhiên tình trạng này nhẹ và tự khỏi hoàn toàn.
Đối tượng không được tiêm vắc xin sởi

Vaccine sởi là vaccine sống nên trên nguyên tắc không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai hay người đang suy giảm miễn dịch. Đương nhiên, người dị ứng nặng với thành phần trong vaccine sởi (ví dụ dị ứng với kháng sinh Neomycine) cũng không tiêm vaccine này được. Tuy nhiên, vaccine sởi vẫn có thể tiêm cho phụ nữ đang cho con bú.

Biện pháp phòng ngừa bệnh sởi

Ngoài biện pháp chích ngừa sởi để phòng bệnh, cũng có một số biện pháp khác có hiệu quả (tuy không cao bằng tiêm ngừa).

Virus sởi cũng lây giống những virus đường hô hấp khác, do đó nên che miệng khi ho hay hắt hơi hay rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sát khuẩn cũng là cách rất tốt để ngừa bệnh sởi lây lan.

Thói quen của người lớn ở Việt Nam là hay hôn trẻ nhỏ, đó là cách thể hiện tình thương, tuy nhiên hành động này cũng có thể lây những bệnh lý đường hô hấp cho trẻ nhỏ. Do đó, người lớn không nên hôn mặt trẻ nhằm tránh lây lan các bệnh đường hô hấp.

Bác sĩ  Trí Đoàn - PK Victoria

Một phụ nữ tử vong sau khi bơm silicon lỏng khắp người

 

Bơm silicon lỏng từ mặt đến ngực, tay, chân và bị sốc nhiễm trùng, một phụ nữ đã tử vong. Một trường hợp phải cấp cứu tai biến do nâng ngực bằng cách bơm silicon lỏng từ những người "hành nghề" thẩm mỹ dạo - Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp

Theo nguồn tin của Thanh Niên Online, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã tiếp nhận một người phụ nữ nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng sau khi bơm silicon lỏng khắp cơ thể để làm đẹp.

Bệnh nhân là bà H. (ngụ tỉnh Trà Vinh) đã tử vong vào rạng sáng nay 27.4.

Bệnh nhân H. được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 26.4 trong tình trạng người xanh tái, vã mồ hôi, sốt cao 39,5 độ C, lơ mơ, bị sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, theo dõi thuyên tắc phổi...

Được biết, vào ngày 25.4, bà H. được một người làm nghề thẩm mỹ dạo đến nhà bơm silicon lỏng rải rác khắp cơ thể - hai bên bầu ngực, hai bên gò má, ở vùng thái dương, vùng cổ, mu bàn tay, mu bàn chân.

Sau đó bà H. mệt, khó thở.

Theo các bác sĩ khoa Tạo hình và Phẫu thuật thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy, đây là lần đầu tiên khoa này tiếp nhận trường hợp bơm silicon lỏng quá nhiều nơi trên cơ thể như vậy.

Các vết bơm tiêm trên cơ thể bà H. bị sưng tấy đỏ, nhiễm trùng, chảy dịch vàng.

Một bác sĩ của khoa Tạo hình và Phẫu thuật thẩm mỹ cho biết gần đây có nhiều trường hợp bệnh nhân ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long gặp biến chứng vì không hiểu biết, đã bơm silicon lỏng vào cơ thể. Theo vị bác sĩ này, trước đây, các trường hợp trên gặp nhiều ở địa bàn tỉnh Bình Dương.

Trong khi từ lâu silicon lỏng đã bị cấm dùng trong y học, bởi biến chứng do nó gây ra. Silicon lỏng hiện chỉ được dùng trong ngành công nghiệp.

Biến chứng thường gặp sau khi bơm silicon lỏng vào cơ thể là nhiễm trùng tại chỗ, nhất là bơm chích ở nơi không đảm bảo vô trùng, người bơm không có chuyên môn y tế, sẽ gây nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong.

“Nếu bơm trúng vào mạch máu, khối silicon lỏng sẽ di chuyển làm thuyên tắc mạch máu, nguy hiểm nhất là thuyên tắc phổi, gần như 100% sẽ tử vong sau đó. Đáng lo lắng là những người hành nghề thẩm mỹ dạo, dễ dàng bơm silicon lỏng cho bệnh nhân, lại đang xuất hiện ở các tỉnh”, một bác sĩ thẩm mỹ nói.

Thanh Tùng - Thanh niên

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virút gây ra và dễ bùng phát thành dịch, rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi vì sức đề kháng của trẻ còn yếu kém. Hàng năm, vào tháng 2 là thời điểm bệnh này lưu hành nhiều nhất.

Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường hô hấp, nên khả năng lây lan rất nhanh theo diện rộng và dễ dàng lan truyền từ những người đi du lịch quốc tế. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có 30 - 40 triệu trường hợp mắc bệnh sởi và có khoảng 750.000 trường hợp tử vong, chủ yếu là trẻ em.
Tiêm phòng ngừa sởi ở trẻ em



Nhận biết nguyên nhân và triệu chứng

Tác nhân gây bệnh sởi là virút thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virút cấp tính. Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có virút sởi sau khi người bệnh xả ra 2 tiếng đồng hồ. Người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.

Khi bị nhiễm sởi, sau giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng 7 ngày - 2 tuần, bệnh nhân thường có những triệu chứng thường gặp sau đây:

- Lúc mới khởi bệnh trẻ thường bị sốt cao, khi dấu hiệu sốt thuyên giảm sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phát ban đặc trưng của sởi.

- Ban sởi rất đặc trưng: lúc đầu ban nổi ở sau tai, sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.

- Ngoài ra, trẻ bị mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như: chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt, đôi khi trẻ bị tiêu chảy vì tình trạng viêm long đường tiêu hóa.

Những biến chứng thường gặp

Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng do bệnh gây ra. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, nhất là khả năng bị những biến chứng nặng nề của bệnh. Những biến chứng thường gặp khi mắc bệnh sởi được ghi nhận tại các cơ sở y tế trong những năm qua cụ thể như sau:

- Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi.

- Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong.

- Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi.

- Tiêu chảy và ói mửa do sởi, thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi.

- Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.

- Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

- Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.

Chăm sóc trẻ nhiễm sởi đúng cách tại nhà

Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnh phải rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bệnh, rồi mới được chăm sóc trẻ lành.

Do bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều phụ huynh cần chú ý. Mọi người cần giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ.

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi.

Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

Trong trường hợp đã có tiếp xúc nguồn lây, việc sử dụng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nặng của sởi. Tuy nhiên, đây là phương thức phòng ngừa đắt tiền và ít phổ biến.

Ngoài ra, một phương pháp phòng ngừa vô cùng hiệu quả và an toàn là sử dụng vắc-xin để tiêm ngừa cho trẻ.

Thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh sởi

Phòng bệnh bằng vắc-xin được khuyến cáo khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (gọi tắt là EPI).

Tuy nhiên theo, các nhà khoa học, việc tiêm một mũi vắc-xin duy nhất không đủ tạo ra miễn dịch bền vững và rộng rãi trong cộng đồng vì tỉ lệ trẻ tiêm phòng bệnh bị “sót” cũng như tỉ lệ được miễn dịch của vắc-xin này cũng chỉ đạt ở mức 90%. Do vậy, cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc trẻ được 18 tháng tuổi, việc tiêm liều thứ 2 có thể tạo miễn dịch đạt tới 99%.

Từ chiến dịch tiêm chủng mở rộng được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, đến nay tỉ lệ mắc bệnh sởi ở Việt Nam đã giảm một cách rõ rệt. Ngành Y tế nước ta đã đặt ra mục tiêu, phấn đấu sẽ đạt được tỉ lệ mắc sởi chỉ còn 80 - 85 trường hợp mắc sởi mỗi năm vào năm 2012, đây là yêu cầu đặt ra khi thực hiện việc thanh toán bệnh sởi trong cộng đồng.

Vắc-xin sởi đã được chứng minh hiệu quả bảo vệ cao sau khi tiêm ngừa, hơn 90% trẻ tiêm ngừa được bảo vệ phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, đây là một vắc-xin rất an toàn vì rất hiếm hoặc hầu như không có trường hợp nào xảy ra phản ứng nghiêm trọng sau tiêm ngừa.

ThS.BS. ĐINH THẠC (BV. Nhi Đồng 1 - TP.HCM)-suckhoedoisong

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Trận đánh mới trong cuộc chiến bệnh sởi

Trương Hữu Khanh

Từ thực tế tiếp nhận điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và các báo cáo tại Bệnh viện Nhi Trung ương thời gian qua cho thấy, các ca nhập viện và tử vong hầu hết là do biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, trong khi trận sởi bùng lên cách đây vài năm chủ yếu gây biến chứng não.

Cả hai loại biến chứng đều nguy hiểm, song biến chứng hô hấp nguy hiểm hơn vì rất dễ gây tử vong. Theo tôi, cuộc chiến với bệnh sởi chính thức bắt đầu và đây là trận đánh cần phải được bàn kỹ mới có thể chiến thắng, nhất là vấn đề hỗ trợ hô hấp.

Số ca sởi miền Nam thực tế không thua miền Bắc, tuy nhiên bệnh nặng hay nhẹ là do nhiều yếu tố như nhân lực, cơ địa, vùng miền. Chẳng hạn miền Bắc ít có bệnh tay chân miệng, nhưng miền Nam thì có nhiều hơn.

Tại TP HCM khi thấy có dịch sởi, nhờ các bệnh viện tuyến quận huyện đã được tập huấn nên họ có thể giữ bệnh nhân lại điều trị, nếu gặp khó khăn sẽ nhờ các bệnh viện lớn hướng dẫn. Điều này giúp giảm tải bệnh viện tuyến trên. Trong khi hiện nay tại Hà Nội, hầu hết bệnh viện tuyến dưới, thậm chí một số tỉnh lân cận cũng chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương và đây chính là lý do gây quá tải.

Bệnh viện Nhi trung ương đang vỡ trận do nhân lực và nguồn lực không gánh nổi. Toàn bộ khoa Nhiễm và khoa Hồi sức của Bệnh viện Nhi Trung ương đang được sử dụng để điều trị sởi nhưng vẫn không kham nổi. Vì thế bệnh viện này cần phải được tăng nhân lực và thiết bị gấp đôi hiện tại thì mới giải quyết được.

Để khống chế ca tử vong do sởi, cần có ngay một phác đồ được cập nhật mới, phù hợp với tình hình sởi đang diễn ra. Phác đồ cũ được viết cách đây hơn 5 năm tập trung vào viêm não do thời điểm đó người mắc sởi chủ yếu biến chứng viêm não. Lần này do lượng bệnh nhân bị biến chứng hô hấp nhiều hơn nên phác đồ mới sẽ tập trung vào việc chăm sóc hô hấp.

Phác đồ mới cần phải xoáy vào hỗ trợ hô hấp để giảm tử vong do hô hấp; phương pháp phòng ngừa trong bệnh viện; và phân tuyến điều trị. Đặc biệt hỗ trợ hô hấp sẽ được viết chi tiết (bảo đảm cho trẻ bị suy hô hấp đầy đủ ôxy tùy mức độ bệnh) để các tuyến có thể thực hiện. Muốn làm tốt việc này phải cần thêm máy móc và con người đủ để theo dõi.

Số liệu tổng kết cho thấy đa số các ca tử vong do sởi ở Hà Nội là không chích ngừa, cho nên vấn đề chính để phòng ngừa bệnh sởi là phải chích ngừa. Một trong những sai lầm thường thấy là các bác sĩ tiêm phòng hay tư vấn tiêm văcxin 5 trong 1 Quinvaxem (bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não) rồi một tháng sau mới tiêm văcxin sởi cho các bé. Nhưng với tình hình hiện nay, theo tôi các bác sĩ cần tập trung ưu tiên tiêm văc xin sởi cho các bé vì chậm một tháng là các cháu đã có thể mắc bệnh.

Chúng ta hiện có đủ văcxin sởi. Trẻ dưới 3 tuổi sẽ được tiêm miễn phí, trên 3 tuổi thì tiêm dịch vụ chưa đến 200.000 đồng. Sau khoảng 10 ngày tiêm thì bé sẽ có miễn dịch. Trẻ tiêm rồi thì vẫn có thể mắc bệnh, nhưng bệnh nhẹ và không gây biến chứng.

Nguyên tắc của bệnh sởi xuất hiện theo mùa, nếu miễn dịch không có thì từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm bệnh sẽ xuất hiện. Sởi tấn công đầu tiên vào những người có nhóm miễn dịch thấp nhất. Như hiện nay, trẻ từ 12 tháng đến 2 tuổi mắc bệnh nhiều nhất do chưa tiêm phòng. Trẻ dưới 12 tháng là đối tượng bị tấn công thứ hai do nhóm này vẫn còn kháng thể từ cơ thể mẹ. Nhóm 9-10 tuổi bị tấn công cuối cùng, nhóm này có thể đã được tiêm từ nhỏ và đến tuổi này thì miễn dịch yếu đi.

Theo quan điểm của tôi, công bố dịch hay không thời điểm này không quan trọng mà là tất cả chúng ta phải làm gì để giải quyết tình trạng bệnh tăng? Ví dụ, truyền thông nên làm gì, người dân ý thức như thế nào, vai trò của điều trị làm gì, vai trò của nhà quản lý làm gì. Vì thế chỉ cần thông báo: "Hiện nay bệnh sởi đang có dịch tới mức tất cả cùng nhau phòng chống từ người dân cho đến truyền thông, đến cán bộ điều trị". Nó đồng nghĩa với việc chỉ đạo địa phương đang có nhiều ca bệnh và cần tập trung cao độ để khống chế bệnh.

Miền Nam dù bệnh sởi chưa bùng phát nhưng theo tôi vẫn cần phải lo chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ. Thứ nhất phải rà lại nguồn lực thuốc men, trang thiết bị và nhân lực. Thứ hai phải tập huấn lại cho các tỉnh. Các báo cáo hiện không thể hiện ca bệnh ở tỉnh nhưng thực tế ca nhiễm sởi ở Hà Nội vẫn có đến từ các tỉnh. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, lượng bệnh nhân ở tỉnh chuyển lên cũng chiếm khoảng 30%. Khi đã tập huấn cho các tỉnh các điều trị thì sẽ giảm tải cho tuyến trên.

Về phía phụ huynh, trẻ mắc sởi thường sốt, viêm họng và ho dữ dội sặc sụa là dấu hiệu cho thấy có thể mắc bệnh, tuy nhiên điều này không đáng sợ bằng khi trẻ bắt đầu thở nhanh. Lời khuyên của tôi là phụ huynh nếu theo dõi thấy trẻ thở nhanh thì nên đưa đến bệnh viện ngay. Ho nhiều hay sốt cao không liên quan đến độ nặng của bệnh mà chủ yếu là lo theo dõi cách thở và chăm sóc ăn uống vì các bé có thể suy sinh dưỡng luôn sau khi mắc bệnh. Ngoài thở nhanh, trẻ mắc sởi còn có thể bị viêm não, triệu chứng nặng là co giật.

Một trong những sai lầm cũng cần lưu ý từ phía các phòng mạch. Thấy trẻ sốt cao ho nhiều nhưng chưa phát ban, các bác sĩ ở phòng mạch nghĩ bé bị hốt ho viêm họng thông thường cho uống corticoid để giảm ho, nhưng điều này dễ gây nguy hiểm bởi corticoid gây giảm miễn dịch, nếu trẻ mắc sởi thì bệnh sẽ nặng hơn.

BS.Trương Hữu Khanh - VNE

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Cảnh giác với bệnh phổi kẽ

Bệnh phổi kẽ là các tổn thương gây ra sẹo tiến triển ở mô phổi, gây tình trạng khó thở và thiếu ôxy cho cơ thể. Hầu hết các ca bệnh tổn thương tiến triển dần dần, nhưng cũng có một số trường hợp xuất hiện đột ngột. Khi phổi đã bị sẹo thường không thể hồi phục.

Hít khói bụi, hóa chất, nhiễm khuẩn sẽ gây bệnh phổi kẽ

Các nghiên cứu cho thấy bệnh phổi kẽ do nhiều nguyên nhân gây ra:  tiếp xúc lâu dài với một số độc tố hoặc các chất ô nhiễm; hít phải bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại; tiếp xúc với khói, hóa chất, xăng dầu, amoniac, khí clo... Hít phải các chất hữu cơ như: ngũ cốc, mía đường, bụi từ phân chim, động vật, nấm mốc. Nhiễm khuẩn: nhiễm virut, vi khuẩn, nấm và nhiễm ký sinh trùng. Bức xạ: bệnh nhân đã được trị liệu bức xạ thì mức độ bệnh nặng phụ thuộc liều bức xạ. Thuốc bao gồm các loại thuốc hóa trị, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và các bệnh tim mạch khác, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh.
Cảnh giác với bệnh phổi kẽ 1
Móng tay có đường cong trên các đỉnh (club) trong bệnh phổi kẽ.
Một số bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi kẽ gồm: lupút, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây viêm phổi mạn tính có thể dẫn đến xơ hóa phổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không thể biết rõ nguyên nhân.  

Các yếu tố nguy cơ gồm: viêm phổi kẽ, viêm tiểu phế quản, người trên 50 tuổi, hút thuốc lá thuốc lào, trào ngược dạ dày thực quản do acid dạ dày hoặc muối mật vào phổi.

Biểu hiện khi bị bệnh phổi kẽ
Bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ có thể thấy các triệu chứng như sau: cảm giác khó thở, đặc biệt là trong hoặc sau khi lao động hay hoạt động thể lực vừa và nặng; ho khan. Thở khò khè. Khó thở và ho khô thường là dấu hiệu ban đầu. Đau ngực. Móng tay có thể có đường cong trên các đỉnh (club). Các triệu chứng có xu hướng nặng dần. Thời gian lâu khó thở diễn ra thường xuyên dù chỉ làm việc nhẹ như mặc quần áo, nói chuyện trên điện thoại, ăn uống.
Cảnh giác với bệnh phổi kẽ 2
Tổn thương phổi trong bệnh phổi kẽ.
Sở dĩ bệnh nhân bị khó thở là do: bệnh phổi kẽ gây viêm thành của các túi khí và các mô làm cho các túi khí bị dày lên và thành sẹo. Bình thường các túi khí đàn hồi cao, mở rộng và giãn nở nhịp nhàng theo từng hơi thở. Nhưng khi đã bị sẹo (xơ hóa) thành túi khí vừa cứng vừa dày làm cho khả năng đàn hồi co giãn của nó bị hạn chế, khí ôxy cũng khó vào máu qua những bức thành dày của túi khí làm cho cơ thể bị  thiếu ôxy.
Chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính (CT), có thể thấy hình ảnh tổn thương của phổi. Xét nghiệm chức năng phổi (PFTs); tập thể dục thử nghiệm: vì các triệu chứng của bệnh phổi kẽ sẽ nặng lên khi hoạt động, bác sĩ có thể đánh giá chức năng phổi; nội soi phế quản... có thể giúp ích cho chẩn đoán bệnh. 

 Biến chứng thường gặp
Tổn thương trong bệnh phổi kẽ có thể dẫn đến một loạt các biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh: Thiếu ôxy trong máu; tăng huyết áp ở mạch máu phổi là tình trạng chỉ gây tăng huyết áp ở mạch máu trong phổi mà không gây tăng huyết áp toàn thân. Do mô sẹo cản trở lưu thông của các mao mạch trong phổi, hạn chế lưu lượng máu trong phổi dẫn đến tăng áp suất trong động mạch phổi, gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân; suy tim phải, suy hô hấp.

Lưu ý trong điều trị
Điều trị bệnh phổi kẽ cần kết hợp các loại thuốc sau đây: corticosteroid để chống viêm giúp giảm các triệu chứng bệnh. Thuốc này hiếm khi cải thiện chức năng phổi ở những người bị xơ hóa phổi. Tuy nhiên, không nên dùng thời gian dài vì corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ, như bệnh tăng nhãn áp, loãng xương, tăng đường huyết dẫn đến bệnh đái tháo đường, chậm lành vết thương, tăng tính nhạy cảm với nhiễm khuẩn. Azathioprine dùng kết hợp với corticosteroid để điều trị bệnh phổi kẽ. Acetylcystein có tác dụng chống ôxy hóa làm giảm tổn thương sẹo hóa phế nang. Anti - fibrotics cũng được dùng để làm giảm sự phát triển của mô sẹo. Ôxy liệu pháp có thể cải thiện giấc ngủ, giảm huyết áp ở buồng tim phải. Phục hồi chức năng phổi chủ yếu là biện pháp tập thể dục, thầy thuốc sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách hít thở hiệu quả hơn; phối hợp với việc ăn uống đủ chất, tạo tâm lý thoải mái để bệnh mau hồi phục.
Cấy ghép phổi trong các trường hợp: bị bệnh phổi kẽ trầm trọng mà các biện pháp điều trị khác không có kết quả.
 ThS. Nguyễn Xuân Lục - Suckhoedoisong

Biện pháp phòng bệnh phổi kẽ
Bỏ hẳn thuốc lá thuốc lào; sử dụng quần áo bảo hộ lao động trong các nghề nghiệp phải tiếp xúc với các chất ô nhiễm, bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, khói, hóa chất, bụi hữu cơ như ngũ cốc, mía đường, chăn nuôi chim, gà, động vật. Ðiều trị triệt để các bệnh nhiễm vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng. Toàn thân và nhất là bệnh ở phổi. Ðối với bệnh nhân đã sử dụng trị liệu bức xạ, hóa trị liệu hoặc dùng các thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh... cần được theo dõi chặt chẽ, khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm bệnh phổi kẽ và điều trị kịp thời, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ và tập luyện  thể dục thường xuyên đều đặn. Ðiều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi kẽ như lupút, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp…

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Nam sinh lớp 9 Nhiễm HIV do bị lạm dụng khi đi học bơi

 

Chuyện đau lòng này xảy ra với một học sinh nam, đang học lớp 9 một trường trung học cơ sở ở Q.Tân Bình, TP.HCM. Cả cha mẹ em và bản thân em này đều khóc hết nước mắt khi được bác sĩ thông báo em bị nhiễm HIV.

Người cảnh báo về trường hợp này là bác sĩ Trương Hữu Khanh - tiểu ban nhi Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM. Bác sĩ Khanh kể em học sinh này được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám bệnh với triệu chứng ốm yếu, sốt, ho, các bác sĩ đã cho em xét nghiệm máu và kết quả dương tính với HIV. Được sự động viên, em học sinh này mới kể lại câu chuyện đau lòng xảy ra với mình. Khoảng tháng 10-2013, em được đi học bơi ở một hồ bơi trên địa bàn Q.Tân Bình. Ngay buổi học đầu tiên, khi em vào phòng thay đồ để đi về thì bị một thanh niên lạ mặt, dáng người cao to, khoảng 30 tuổi xông vào phòng, bịt chặt miệng em lại không cho la lên và lạm dụng em qua đường hậu môn. Hai buổi học tiếp theo, em cũng bị người lạ mặt này xông vào và làm chuyện tương tự nên đến buổi học cuối cùng, em sợ quá không dám đến hồ bơi mà trốn buổi học này.

Khoảng 5-6 tháng sau khi bị lạm dụng, em bắt đầu có biểu hiện ốm yếu, sốt, ho nên gia đình mới đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 và bác sĩ phát hiện em bị nhiễm HIV. Theo bác sĩ Hữu Khanh, quan sát em qua các buổi tham vấn cho thấy khả năng em bị nhiễm HIV do bị lạm dụng khi đi học bơi là có cơ sở chứ em không thể tự tạo ra câu chuyện bị lạm dụng này. Đến nay, gia đình em vẫn chưa báo với nhà trường biết về việc con mình bị lạm dụng khi đi học bơi và đã bị nhiễm HIV.

Bác sĩ Khanh còn cho biết tháng 8-2013, bệnh viện cũng tiếp nhận và xét nghiệm một sinh viên nam 19 tuổi bị nhiễm HIV và cũng cho biết bị lạm dụng tương tự như vậy ở một hồ bơi tại Q.12. Theo lời kể của nam sinh viên này, khoảng tháng 3-2013, khi đang là học sinh trung học phổ thông, em có đi bơi. Một lần, khi bơi xong, hồ bơi rất vắng, em vào phòng thay đồ và bị một thanh niên cao lớn, ở độ tuổi ngoài 30 bất ngờ xông vào phòng bịt miệng và lạm dụng qua đường hậu môn. Sau đó khoảng năm tháng, em bắt đầu xuất hiện triệu chứng nhiễm HIV và được xét nghiệm. Hiện sinh viên này đang được điều trị bằng thuốc ARV (thuốc kháng virút HIV) và sức khỏe ổn định.

Bác sĩ Hữu Khanh nói ông thật sự rất lo lắng vì không loại trừ có thể còn một vài em khác cũng đã bị đối tượng xấu lạm dụng tương tự. Nếu không lên tiếng cảnh báo thì có thể đã có em bị lạm dụng tương tự nhưng không dám nói với gia đình, không đến cơ quan y tế kịp thời để khi sức khỏe có vấn đề, xuất hiện triệu chứng HIV mới tới thì đã chậm trễ.

Tuổi trẻ

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Bệnh suy thận cấp

Suy thận cấp là một hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp trong hồi sinh cấp cứu. Gọi là suy thận câp khi creatinine trong huyết thanh tăng 50% hoặc lọc cầu thận giảm 50% so với trị số cơ bản (baseline).

Nguyên nhân và sinh lý bệnh

Có ba nhóm nguyên nhân gây suy thận cấp: suy thận trước thận, tại thận và sau thận.

1. Suy thận cấp trước thận

Các nguyên nhân giảm thể tích máu nội mạch làm giảm tưới máu thận như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, thiếu nước do mọi nguyên nhân. Trong tình trạng sinh lý bình thường, khi thể tích lưu thông giảm, các thụ thể cảm áp (baroreptors) ở xoang động mạch cảnh và ở tim được họat hóa làm tăng họat động của hệ thần kinh giao cảm, hệ thống renin-angiotensin-aldosterone và tiết argininevasopressine (AVP-trước đây gọi là antidiuretic hormone) mà hậu quả là co mạch ở những vùng không chủ yếu để bảo vệ các bộ phận chủ yếu là tim và não. Khi tưới máu thận giảm, cơ chế tự điều chỉnh (autoregulation) của thận cùng với prostaglandins và prostacyclin làm giãn động mạch tới vi cầu (afferent arterioles).

Trong khi đó angiotensin II làm co động mạch rời vi cầu (efferent arterioles). Kết quả là áp suất trong cầu thận được duy trì do đó duy trì lọc cầu thận. Cơ chế tự điều chỉnh có tác dụng tối đa khi áp huyết động mạch trung bình (mean arterial blood pressure) ở vào khoảng 80 mmHg, khi áp huyết hạ dưới mức này cơ chế tự điều chỉnh không còn hữu hiệu nên lọc cầu thận giảm, gây ra suy thận trước thận.


Hệ thống lọc của thận

Những người lớn tuổi và những người có bệnh mạch máu như xơ vữa động mạch, tiểu đường, nhậy cảm với tình trạng hạ huyết áp hơn người thường. Một số thuốc cản trở sự vận hành của cơ chế tự điều chỉnh tuần hoàn trong cầu thận như các thuốc ức chế sự tổng hợp prostaglandin (thuốc chống viêm không steroid) hoặc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin II tăng nguy cơ suy thận ở người mà tưới máu thận giảm.

2. Suy thận cấp tại thận

Nhiều bệnh tổng quát gây tổn thương tại thận làm giảm lọc cầu thận. Các tổn thương có thể ở ống thận, cầu thận, mô kẽ, và mạch máu thận. Tổn thương ống thận thường do thiếu máu cục bộ (ischemia) hoặc do chất độc với thận. Thiếu máu cục bộ có thể do xuất huyết, trụy mạch, sốc nhiễm trùng. Chất độc với thận có thể là hóa chất, kháng sinh như aminoglycosides, acyclovir, chất cản quang hoặc chất độc nội sinh như hemoglobin và myoglobin.

Nếu tưới máu thận tiếp tục giảm các tế bào ống thận sẽ bị hoại tử làm cho suy thận cấp trước thận có tính chất cơ năng trở thành suy thận cấp có tổn thuơng cơ thể gọi là hoại tử ống thận cấp. Hoại tử ống thận cấp tiến triển qua ba giai đọan: giai đọan khởi đầu, giai đoạn duy trì và giai đoạn phục hồi. Sau biến cố đầu tiên gây tổn thương ở thận, lọc cầu thận giảm trong một đến hai tuần sau đó dần dần hồi phục. Hiện nay chưa có cách nào làm cho thận phục hồi nhanh hơn do đó cần ngăn ngừa hoại tử ống thận cấp như hồi sức tích cực, tránh các chất độc với thận.

Viêm cầu thận cấp thường có biểu hiện tổng quát như sốt, nổi ban, đau khớp, do nhiễm liên cầu trùng hoặc hồng ban đỏ (lupus erythrematosus) hoặc các bệnh hệ thống khác. Bệnh nhân thường tiểu ra máu, trong nước tiểu có trụ hồng cầu, và chất đạm (protein). Viêm mô kẽ cũng có thể gây suy thận cấp.

Viêm thận kẽ cấp có thể do dị ứng với thuốc, bệnh nhiễm trùng, bệnh thâm nhiễm (infiltrative diseases). Triệu chứng của viêm thận kẽ có thể gồm sốt, nổi ban, tế bào ái toan tăng trong máu và nước tiểu….

Các bệnh mạch máu gồm cả mạch máu nhỏ và mạch máu lớn. Các bệnh mạch máu nhỏ thường thể hiện bằng thiếu máu tán huyết do bệnh vi mạch và suy thận cấp do nghẹt hoặc tắc các mạch máu nhỏ. Các bệnh mạch máu lớn thường sẩy ra ở người lớn tuổi do hẹp hoặc tắc động mạch thận, huyết khối do rung nhĩ, hoặc bóc tách động mạch chủ cấp tính (acute dissection).

3. Suy thận cấp sau thận

Tắc nghẽn hoặc chèn ép đường dẫn nước tiểu cũng gây suy thận cấp. Các nguyên nhân có thể là tiền liệt tuyến lớn, u bướu, hoặc sạn…Cần tìm các nguyên nhân cơ học để lọai bỏ hầu phục hồi chức năng thận. Siêu âm là một phương tiện dễ dùng, không độc hại giúp chẩn đoán sự ứ nước tiểu do nguyên nhân cơ học.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử giúp tìm nguyên nhân có thể gây suy thận cấp, thăm khám lâm sàng tìm dấu hiệu suy thận và nguyên nhân. Một số trường hợp được phát hiện do theo dõi hàng ngày ở những bệnh nhân nặng trong bệnh viện. Cần xét nghiệm bổ túc để đánh giá tình trạng và phân biệt chẩn đoán.

* Nước tiểu lấy ở phòng cấp cứu, trước khi truyền dịch hoặc cho thuốc có giá trị chẩn đoán phân biệt. Nước tiểu bình thường trong suy thận trước thận, ngược lại thường có trụ hạt nâu, tế bào biểu mô và trụ biểu mô trong hoại tử ống thận cấp. Tỉ trọng nước tiểu trên 1.020 trong suy thận trước thận, dưới 1.020 trong hoại tử ống thận. Lượng sodium thấp dưới 20 mEq/L trong suy thận trước thận, cao trên 40 mEq/L trong hoại tử ống thận cấp. Phân suất thải sodium (Fractional Excretion of Sodium–FE Na) là một chỉ dẫn tốt để phân biệt suy thận trước thận và suy thận do hoại tử ống thận,  FE Na dưới 1% trong suy thận trước thận, trên 2% trong hoại tử ống thận cấp. Osmolality của nước tiểu dưới 450 mosmol/L trong hoại tử ống thận, cao trên 500 mosmol/L trong suy thận trước thận phản ảnh tác dụng của kích thích tố kháng lợi niệu (antidiuretic hormone-AVP) do tình trạng thiếu thể tích trên ống thận bình thường. Thể tích nước tiểu thấp trong suy thận trước thận vì thận bình thường giữ lại nước và sodium, ngược lại có thể thấp hoặc bình thường trong hoại tử ống thận cấp. Tỉ số Creatinine trong nước tiểu và máu cao trên 40 trong suy thận trước thận vì trong tình trạng thiếu nước ống thận còn nguyên vẹn tái hấp thu nước nên creatinin tập trung cao trong nước tiểu, ngược lại tỉ số này thấp dưới 20 trong hoại tử ống thận. Cần lưu ý rằng các chỉ số trên không có giá trị khi bệnh nhân đã có bệnh thận từ trước vì khả nặng cô đặc nước tiểu vốn đã bị rối lọan. Trong trường hợp này có thể thử truyền một lượng dịch để theo dõi sự đáp ứng nếu nghi ngờ bệnh nhân bị thiếu nước.

* Các dấu sinh học mới

Lipocalin trung tính liên hệ với gelatinase (Neutrophil gelatinase-associated lipocalin-NGAL) có tác dụng bảo vệ và giúp sinh sản tế bào ống thận thể hiện mạnh mẽ sau khi thận bị thiếu máu cục bộ (renal ischemia). Một nghiên cứu dựa trên 71 trẻ em đưoc điều trị bằng tim-phổi nhân tạo (cardiopulmonary bypass) cho thấy rằng nồng độ của NGAL 50µg/L trong nước tiểu 2 giờ sau điều trị là chỉ dẫn của tổn thương thận với độ nhậy 100%, độ chuyên biệt 98%. Các dấu sinh học khác đã được khảo sát là nồng độ Cystatin C trong hyết thanh, Phân tử Tổn thương Thận-1 (Kidney Injury Molecule-1, KIM-1) và interleukin-18.

Xử trí

Bệnh nhân cần được thăm khám toàn diện và theo dõi sát về tri giác, hô hấp, tuần hoàn, sinh hiệu, lượng nước xuất nhập, chức năng thận và chất điện giải. Cần tìm và điều trị nguyên nhân gây suy thận cấp. Cần ổn định tình trạng tim mạch, cân bằng nước và chất điện giải tránh dùng các thuốc độc với thận. Dinh dưỡng chủ yếu dựa vào carbohydrates, hàm lượng đạm trong phần ăn cần được quân bằng ở mức 0.6g/kg/ngày.  Chỉ dùng sodium bicarbonate khi có toan chuyển hóa nặng với pH dưới 7.2 hoặc bicarbonate dưới 10-15 mEq/L. Potassium dưới 6 mEq/L có thể kiểm soát được bằng cách điều chỉnh chế độ ăn. Khi triệu chứng và rối lọan điện giải không kiểm sóat được bằng điều trị bảo tồn cần lọc máu thay cho thận. Có thể lọc màng bụng hay thận nhân tạo tùy từng trường hợp và tùy điều kiện tại chỗ. Chỉ định lọc máu thay cho thận gồm: toan huyết, rối lọan điện giải không kiểm soát được bằng thuốc, thể tích quá tải, BUN trên 100mg/L, chảy máu, viêm màng ngoài tim, bệnh não.

Một số thông tin mới

* Tác dụng của acetylcysteine: Các nghiên cứu chứng tỏ rằng acetylcysteine 600 mg uống hai lần mỗi ngày một ngày trước và trong ngày làm các thủ thuật X quang với chất cản quang có thể giảm được tỉ lệ phát bệnh (incidence) của suy thận cấp.

*Dopamine: Các nghiên cứu cho thấy rằng dopamine truyền tĩnh mạch 2mcg/kg/phút không có tác dụng ngăn ngừa suy thận cấp mà lại có thể gây rối lọan nhịp tim.

*Lợi tiểu tác dụng trên quai Henle: Nghiên cứu cho thấy lợi tiểu không có lợi mà lại làm tăng tỉ lệ tử vong và làm chậm sự phục hồi chức năng thận.

*Sodium bicarbonate: Một nghiên cứu dựa trên 119 bệnh nhân cho thấy truyền dung dịch bicarbonate trước khi tiêm chất cản quang giảm nguy cơ suy thận do chất cản quang.

Dự hậu

Tỉ lệ tử vong chung của suy thận cấp là 50%, không thay đổi đáng kể trong 30 năm qua. Thông thường bệnh nhân không chết vì suy thận cấp nhưng chết vì bệnh căn bản gây suy thận. Tỉ lệ tử vong thay đổi tuy theo nguyên nhân: 15% trong nhóm sản khoa, 30% trong nhóm nội khoa, 60% ở những bệnh suy thận do chấn thương hoặc sau các giải phẫu lớn. Thiểu niệu (nước tiểu dưới 400ml/ngày), creatinine trên 3mg/dl khi nhập viện là các chỉ dẫn xấu. Tỉ lệ tử vong cao hơn ở người lớn tuổi và có bệnh của nhiểu bộ phận. Phần lớn bệnh nhân phục hồi đủ chức năng thận để sống bình thường, 50 % có những thay đổi về chức năng thận nhưng không có biểu hiện lâm sàng và 5 % không hồi phục, cần tiếp tục điều trị bằng lọc thận hoặc thay thận.

Theo megafun.vn

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là bệnh do rối loạn chức năng của ruột dẫn đến đau thắt ruột, đầy hơi, sình hơi...

Hội chứng này còn có nhiều tên gọi khác như bệnh đại tràng chức năng; viêm đại tràng co thắt; do bệnh biểu hiện các triệu chứng từng đợt lúc nặng lúc nhẹ nên trước kia còn gọi là viêm đại tràng mạn tính. Nhưng hầu hết những tên gọi này đều không đúng, vì nó không dẫn đến viêm và không nên lẫn lộn với những rối loạn khác, như viêm loét đại tràng. Mặc dù bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
 Hội chứng ruột kích thích
Ảnh: Shutterstock
Trong một số trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích có táo bón, số khác có kèm tiêu chảy và một số thì có cả hai dấu hiệu trên. Thỉnh thoảng những người bị hội chứng ruột kích thích có những cơn đau thắt ruột gây cảm giác phải đi tiêu nhưng không thể thực hiện được.

Bệnh thường có triệu chứng nổi bật tại hệ tiêu hóa. Đau bụng là triệu chứng thường gặp, người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau chạy dọc theo khung đại tràng tức dọc theo khung của vùng bụng. Đau có thể có hoặc không có vị trí rõ ràng, đôi khi người bệnh chỉ cảm giác tức nặng, ấm ách khó chịu và đau bụng thường giảm đi sau khi đại tiện.

Trướng bụng cũng là triệu chứng thường gặp, sau ngủ dậy có thể bị nhẹ, sau đó tăng dần. Người bệnh có thể biểu hiện bằng tiêu chảy hoặc táo bón, đôi khi bị tiêu chảy xen lẫn từng đợt với táo bón. Trong cơn đau, người bệnh đau quặn bụng bắt buộc phải đi tiêu ngay không kiềm chế được và luôn có cảm giác chưa đi hết phân sau khi đại tiện. Ngoài ra, có các biểu hiện nóng ở vùng thượng vị, ăn nhanh no, buồn nôn, cảm giác có vướng ở vùng họng.

Người bệnh không sụt cân, siêu âm bụng và xét nghiệm đều bình thường, chụp X-quang đại tràng có thể có hình ảnh tăng hoặc giảm co bóp hay rối loạn co bóp, nhưng khi soi toàn bộ đại tràng thì niêm mạc hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm phân cũng không có gì thay đổi rõ rệt.

Cần ăn uống, vận động hợp lý

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa được biết đến và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Theo một số nghiên cứu thì hội chứng này là rối loạn chức năng bởi vì không có một dấu hiệu bệnh nào được tìm thấy khi khám đại tràng. Nó làm cho người bệnh khó chịu, mất tự tin; nhưng bệnh này hoàn toàn không gây hại đến đường ruột, không gây chảy máu hay một bệnh trầm trọng nào ở ruột.

Mặc dù là bệnh lành tính, không gây tử vong nhưng để điều trị dứt không phải dễ. Việc điều trị chủ yếu làm giảm triệu chứng giúp cho người bệnh đỡ khó chịu. Chế độ ăn rất quan trọng, nên có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, hạn chế sử dụng những thức ăn dễ kích thích như bia rượu, cà phê, thức ăn cay chua, chất béo, thức ăn dễ tạo men. Chế độ làm việc điều độ, tăng hoạt động thể lực, cố gắng tạo được giấc ngủ sâu, ngủ đủ, tránh tình trạng căng thẳng... sẽ góp phần làm cho hội chứng ruột kích thích luôn được ổn định và cũng là cách đề phòng hữu hiệu nhất.
BS Hồ Văn Cưng - Thanhniên

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Dược sĩ trung cấp: úm ba la, ta là bác sĩ?

Chiều ngày 3/4, ông Hồ Văn Trường (sinh năm 1966, trú tại xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) đã tử vong sau khi đến cửa hàng thuốc tây của dược sĩ Nguyễn Đình Vinh để tiêm thuốc chữa hen suyễn, tức ngực. Sự việc này thêm hồi chuông cảnh báo về việc “dược sĩ kê đơn” bừa bãi tại nhiều hiệu thuốc tư nhân hiện nay.
“Anh ơi, bán cho tôi thuốc, tôi bị đau đầu quá”.
“Đây, dùng thuốc này sẽ đỡ liền, chị nhé”.
Đó là những câu hội thoại thường gặp ở các quầy, hiệu thuốc. Một đoạn hội thoại ngắn thôi, nhưng đằng sau đó rất có thể là... cái chết!
Bác sĩ luôn hiểu có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu. Khi gặp một bệnh nhân đau đầu, thường các bác sĩ phải thăm khám hỏi bệnh cẩn thận rồi cho đi làm các xét nghiệm, sau khi loại trừ các nguyên nhân có thể gây tử vong mới yên tâm kê đơn thuốc cho bệnh nhân về nhà.
Việc dược sĩ kê đơn thay bác sĩ có thể gây tai biến cho người bệnh.
Việc dược sĩ kê đơn thay bác sĩ có thể gây tai biến cho người bệnh.
Đau đầu có thể là triệu chứng của các bệnh trọng như u não, viêm não, viêm màng não, tai biến thoáng qua... Đây đều là những bệnh nặng và cần phải được chẩn đoán sớm, điều trị sớm để tăng khả năng sống và phục hồi hoàn toàn của bệnh nhân.

Vậy nhưng, đa phần các tình huống khi người dân đau đầu và đến hiệu thuốc, lập tức những “dược sĩ trung cấp” bán ngay cho họ các thuốc giảm đau mà không cần biết đến nguyên nhân và hậu quả. Một tình trạng bệnh mất dấu triệu chứng do sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt, rồi kháng sinh bừa bãi sẽ gây khó khăn rất nhiều cho các bác sĩ để lần tìm nguyên nhân chính xác.

Một bác sĩ đến khi được kê đơn chính thức thường phải mất mười năm. Trong thời gian đó, có đến 8 năm phải lăn lộn ở bệnh viện để nắm được nguyên nhân, cơ chế, diễn biến bệnh, các biến chứng, các tai biến, tiên lượng gần và tiên lượng xa của bệnh.

Trong khi đó, một dược sĩ trung cấp chỉ học 2 năm và thời gian tiếp xúc với bệnh tật tại bệnh viện là rất ngắn, chỉ tính bằng tháng. Những lý thuyết được học cũng rất cơ bản mà không đi sâu vào cơ chế thực sự.

Nhưng vì không thấy hết được hậu quả đau lòng của việc sử dụng thuốc bừa bãi nên hiện nay, cứ có người hỏi mua thuốc là dược sĩ trung cấp bán ngay.

Có hai vấn đề sai phạm hàng ngày vẫn diễn ra bởi các dược sĩ trung cấp mà người dân cần nhận thức được rằng: nó có thể dẫn đến sự nguy hiểm cho sức khỏe của mọi người.

Vấn đề thứ nhất, việc sử dụng thuốc theo triệu chứng sẽ chỉ giải quyết được cái ngọn mà không giúp trị bệnh tận gốc.

Mỗi một triệu chứng báo động của cơ thể chỉ là phần nổi lên của tảng băng, khi mà nguyên nhân gốc rễ của bệnh lại phức tạp hơn nhiều. Thực tế, có rất nhiều thuốc giúp làm dịu triệu chứng của bệnh nhân, song không điều trị được gốc rễ của bệnh.

Sự kiêng kỵ nhất của điều trị trong y khoa chính là khi: đau gì, giảm đau đó mà không cần quan tâm nguồn gốc của cơn đau. Như đã nói ở trên, đằng sau đó rất có thể là một bệnh hiểm nghèo mà ngay cả một bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng vẫn còn phải thận trọng thăm khám và xét nghiệm; thậm chí phải hội chẩn liên khoa, liên viện mới tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.

Vấn đề thứ hai, sử dụng kháng sinh bừa bãi do tự ý kê đơn của dược sĩ trung cấp sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc và tạo biến thể mới của mầm bệnh.

Cả thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ kháng thuốc kháng sinh tại cộng đồng và trong bệnh viện. Một trong những nguyên nhân chính là việc tự ý mua và sử dụng kháng sinh của người dân.

Quan điểm: “dùng lại đơn thuốc cũ khi có triệu chứng cũ” là một sai lầm cần phải được loại bỏ khỏi suy nghĩ của người dân. Đồng thời, sự dễ tính khi bán thuốc của các dược sĩ sẽ đẩy chúng ta phải đối mặt với việc: đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện những con vi khuẩn kháng tất cả các kháng sinh trên cơ thể chúng ta. Đó là một thảm họa không chỉ của một người.

Người càng không biết thì càng quả quyết. Phần lớn dược sĩ trung cấp được đào tạo với mục tiêu bán và tư vấn sử dụng thuốc theo đơn tại cộng đồng chứ không phải thay thế vai trò khám chữa bệnh của bác sĩ.

Người dân cần tỉnh táo, trước khi sử dụng thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ, ngay cả với những thuốc không nằm trong danh mục thuốc kê đơn bắt buộc, tránh các tình huống khi đến bệnh viện thì bệnh đã nặng và khó tránh khỏi những tai biến nặng nề...

Bên cạnh việc tăng cường giáo dục cho người dân về việc mua và sử dụng thuốc, đặc biệt phải nhấn mạnh các thuốc buộc có đơn của bác sĩ, hơn lúc nào hết, đừng để tình trạng mỗi hiệu thuốc trở thành một phòng khám cơ động, hỏi bệnh qua loa rồi kê đơn, bán thuốc kiếm lời trên sức khỏe của người bệnh, để rồi những tai biến điều trị xảy ra mà không thể đảo ngược được.

Bài viết, ý kiến đóng góp cho diễn đàn “Tai biến y khoa” xin gửi về banthukysk@gmail.com, bandientuskds@gmail.com. Tòa soạn tôn trọng các quan điểm khác nhau, các ý kiến phản biện của tác giả trên cơ sở khách quan, trung thực và khoa học. Các bài viết đăng trên diễn đàn này thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
SK&ĐS -BS. Thanh Huyền

Cần quan tâm hơn đến các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa

Với những bệnh về đường tiêu hóa, chúng ta thường chỉ cảnh giác khi có những triệu chứng rõ ràng như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy chứ ít khi chú ý các dấu hiệu mệt mỏi, khát nước, xanh xao. Vì vậy mà bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa thường đến cấp cứu vào giai đoạn muộn, khi tình trạng xuất huyết tiêu hóa đã ở mức độ nghiêm trọng.

Bệnh nhân ít nghĩ đến bệnh xuất huyết tiêu hóa
 Xuất huyết tiêu hóa được xem là một cấp cứu nội khoa nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Ở nước ta, cứ 100.000 người thì có từ 50 đến 150 người bị xuất huyết tiêu hóa mỗi năm và tỷ lệ này đang tăng lên ở Việt Nam và một số nước đang phát triển.

Nhiều bệnh nhân không biết mình bị chảy máu tiêu hóa. Khi cơ thể mệt mỏi hay bị choáng váng, bệnh nhân thường tự ý mua thuốc bổ sung sắt ở các nhà thuốc hoặc đi khám bệnh tim mạch hoặc rối loạn tiền đình. Ngay cả khi có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đi tiêu phân đen, chúng ta cũng thường tự điều trị bằng men tiêu hóa hoặc aspirin.

Khi có các triệu chứng nôn ra máu đỏ hoặc máu đen, đi tiêu có dấu máu hoặc phân đen thì chúng ta nên cảnh giác vì có thể đó là những dấu hiệu của bệnh xuất huyết tiêu hóa.

Đó là hiện tượng chảy máu trong ống tiêu hóa trên (từ miệng đến tá tràng) nếu nôn ra máu đỏ hoặc máu đen nếu máu bị ứ đọng lâu trong dạ dày, đôi khi kèm theo đi tiêu phân đen, phân màu mận đỏ hoặc đi tiêu có máu tươi hoặc phân sẫm là do chảy máu ở đoạn cuối ống tiêu hóa (trực tràng, hậu môn).

Những tổn thương từ miệng đến tá tràng rất hay gặp (chiếm đến 90% các trường hợp), dễ gây chảy máu lớn, thường do hai nhóm bệnh: loét dạ dày – tá tràng ăn mòn vào mạch máu hoặc do xơ gan, gây giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.

Còn hiện tượng chảy máu tiêu hóa thấp từ ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn ít gặp hơn (khoảng 10%), ít khi chảy máu lớn, thường do các nguyên nhân: loét tiểu tràng, ung thư, u lành, u máu, nhồi máu ruột non, ruột hoại tử chảy máu, lồng ruột cấp (nhất là trẻ em), viêm đoạn ruột hồi tràng, lao ruột, ung thư đại tràng, polip đại tràng, bệnh đa polip, túi thừa, viêm đại tràng nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, bệnh viêm loét trực – đại tràng chảy máu, hoại tử chảy máu ở đại tràng, trĩ nội chảy máu hoặc tắc tĩnh mạch trĩ, viêm đại trực tràng chảy máu, loét do chấn thương, polip lành tính trực tràng, bệnh đa polip.

Ngoài ra, còn do các nguyên nhân hiếm gặp hơn như: u lành tính hoặc ác tính ở tụy, chảy máu đường mật do sỏi, chấn thương, ung thư gan, tổn thương các mạch máu ở trong ổ bụng, phình động mạch gan, rò động mạch chủ bụng vào tá tràng, bệnh máu ác tính…

Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa thường bị sốt nhẹ do tăng hấp thu đạm ở ống tiêu hóa. Bệnh nhân nếu bị mất máu ở mức độ nhẹ thường có các biểu hiện da xanh xao, mệt khi gắng sức, say sẩm mặt, nước tiểu cô đặc…

Sau khi hồi sức bồi hoàn nước, điện giải thì có thể trở lại bình thường. Trường hợp chảy máu tiêu hóa nặng sẽ dẫn đến các triệu chứng của sốc mất máu như: hốt hoảng, lo âu, ngất xỉu do thiếu oxy não, da ẩm, chi lạnh, nhức đầu, khát nước, suy thận…

Đối với bệnh nhân tim mạch dễ bị thiếu máu cơ tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Đối với bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não thì dễ bị tai biến nhũn não, hôn mê.

Xử trí khi bị xuất huyết tiêu hóa

Các triệu chứng nôn ra máu và đi ngoài phân đen, thường là mất máu mức độ vừa tới nặng. Vì vậy, ngay cả khi không có bằng chứng xuất huyết, bệnh nhân chỉ có các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, hoặc đau bụng khi dùng các thuốc có hại cho dạ dày, hoặc bệnh nhân xanh xao, hoa mắt, chóng mặt… cũng cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Dù chảy máu ít hay nhiều, việc chẩn đoán và điều trị nguyên nhân càng sớm càng tốt vì tuy chảy máu ít nhưng nếu để kéo dài có thể gây mất máu nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hóa về sau.

Khi người bệnh bị chảy máu đường tiêu hóa tại nhà dẫn đến ngất xỉu, toát mồ hôi, chúng ta cần đặt người bệnh nằm trên giường hoặc cáng, để đầu thấp. Liên hệ ngay với nhân viên y tế kịp thời truyền dịch nhằm cải thiện tình trạng mất máu đồng thời chống sốc bằng các loại thuốc nâng huyết áp, thở oxy (nếu có khó thở).

Khi tình hình đã được cải thiện thì ngay lập tức vận chuyển người bệnh về bệnh viện gần nhất có đầy đủ phương tiện để cấp cứu.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa điều trị triệu chứng, ổn định các chức năng sống khi bị mất máu nặng, kết hợp dùng các thuốc co mạch, giảm tiết, kháng sinh… bệnh nhân có thể được chỉ định nội soi can thiệp, qua đó rất nhiều trường hợp xuất huyết đã được xử trí tốt như: xử trí xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng, xử điều trị giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su…

Ở nước ta hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện được thủ thuật này. Việc điều trị nội khoa đặc hiệu, làm thủ thuật hoặc phẫu thuật cho bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa có thể được chỉ định khi có sự cân nhắc của thầy thuốc chuyên khoa.

Xuất huyết tiêu hóa là bệnh dễ dàng tái phát nếu không có điều trị dứt điểm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Để phòng bệnh tái phát, người bệnh tuyệt đối tránh xa thuốc lá và rượu bia, tránh ăn các loại thức ăn gây kích ứng vết loét như: thức ăn nhiều gia vị cay, chua, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, tăng cường chất xơ và rau quả. Cần tái khám định kỳ theo quy định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả.

BS. TRẦN VĂN MẪN/DNSGCT

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Vợ tôi đang “chơi cờ” với một người đàn ông khác!


Vợ tôi đang “chơi cờ” với một người đàn ông khác!
Chúa ơi, giờ tôi mới biết “chơi cờ” có nghĩa là hẹn hò ngoài luồng, là ngoại tình, là trốn chồng đi hú hí với người đàn ông khác!

Vợ tôi biết chơi cờ tướng. Chuyện này tôi biết từ khi mới quen nàng. Thế nhưng lâu lắm rồi, tôi chẳng thấy nàng chơi. Đơn giản vì tôi thì không biết chơi môn thể dục thể thao rất ư là trí tuệ đỉnh cao ấy, còn cha vợ tôi thì đã già yếu, không đủ sức ngồi mấy tiếng đồng hồ cho một ván cờ. Thỉnh thoảng tôi thấy Hương chơi cờ trên máy tính nhưng dường như điều đó không làm cho nàng hứng thú lắm nên chỉ chốc lát là nàng chuyển sang làm chuyện khác trên máy tính.
Vợ tôi đang “chơi cờ” với một người đàn ông khác!

Tôi vốn tin tưởng vợ tuyệt đối. Giữa hai vợ chồng đã có một thỏa thuận bất thành văn: tôn trọng quyền riêng tư của nhau; tuyệt đối không xâm phạm điện thoại, địa chỉ email, trang mạng xã hội, giờ giấc sinh hoạt và tất tần tật những thứ thuộc về quyền tự do cá nhân của nhau.

9 năm qua, những thỏa thuận đó đã được hai vợ chồng tuyệt đối tuân thủ. Và chúng tôi trở thành một cặp vợ chồng “văn minh, hiện đại” kiểu mẫu trong mắt bà con, bạn bè. Thỉnh thoảng có cơ quan, tổ chức còn mời chúng tôi đi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữ gìn hạnh phúc gia đình. Khi ấy tôi sánh vai “người tình trăm năm” của mình với niềm kiêu hãnh không che giấu. Không kiêu hãnh sao được khi tôi quá viên mãn với hạnh phúc mình đang nắm giữ trong tay.

Thế mà đùng một cái, cô bạn đồng nghiệp thỏ thẻ: “Hôm qua em thấy chị Hương đi đâu ngang khu nhà trọ của em”. Khu nhà trọ của cô bạn ở tận Thủ Đức, vợ tôi chẳng có việc gì phải đi ra ngoài đó. Chắc chắn là cô nàng đã trông gà hóa cuốc. Tôi cãi lại: “Chắc em nhìn lầm. Bà xã anh ra đó làm gì? Với lại, hôm qua cô ấy về bên ngoại mà?”. Nhà cha mẹ vợ tôi ở ngay quận 1. Hôm qua Hương bảo buổi trưa ghé qua đó ăn cơm vì có bà dì ở nước ngoài về. Khoảng hơn 12 giờ, nàng còn gọi điện thoại cho tôi bảo rằng đang ở nhà mẹ và rất vui.

Bẳng đi một thời gian, tôi quên mất chuyện đó thì một bữa nọ, con gái tôi gọi điện thoại mếu máo: “Sao ba mẹ không rước con? Các bạn về hết rồi...”. Lúc đó đã hơn 18 giờ. Tôi giật mình. Hôm đó là ngày đến lượt Hương đón con. Chưa bao giờ nàng quên điều đó. Tôi tức tốc chạy tới trường. Con gái tôi đang ngồi ở cổng bảo vệ, mặt tèm lem nước mắt, nước mũi.
Vợ tôi đang “chơi cờ” với một người đàn ông khác!

Tôi gọi điện thoại cho Hương. Nàng không bắt máy. Hơn 19 giờ vợ tôi gọi lại, nói rằng đi công việc ở Nhà Bè nhưng bị hư xe dọc đường, không có chỗ sửa. Tôi hỏi Hương ở đâu để tôi đến đón thì nàng bảo không cần, đã tìm được chỗ sửa xe.
Vợ tôi đang “chơi cờ” với một người đàn ông khác!

Chẳng hiểu sao từ hôm đó tôi bắt đầu nghi ngờ vợ tôi có người đàn ông khác. Thế nhưng tôi không dám vi phạm các thỏa thuận dù tôi rất muốn kiểm tra tin nhắn, email, facebook của vợ. Tôi chỉ còn cách là chú ý theo dõi động thái hàng ngày của vợ xem có gì khác thường không. Hình như không có gì ngoài việc vợ tôi thường xuyên về nhà ngoại ăn cơm hơn trước. Khi tôi bảo mình cũng muốn qua bên đó thì vợ tôi nhăn mặt, nửa đùa, nửa thật: “Đã ăn chực mà còn kéo cả hai vợ chồng, kỳ chết!”. Tôi hiểu đó là một lời từ chối khéo. Với lại nhà vợ có Việt kiều về chơi, tôi cũng không muốn mang tiếng thấy người sang bắt quàng làm họ.

Cho đến cái hôm vợ tôi bỏ quên điện thoại ở nhà. Dù nàng có cài password nhưng sau một hồi mày mò, suy đoán, tôi cũng mở được. Trong danh bạ, có những người tôi quen, cũng có những người lạ. Trong hộp thư chỉ có tin nhắn của bạn bè, đồng nghiệp. Trong các cuộc gọi đi và đến, tôi chú ý có một số gọi khá nhiều lần được lưu với tên “banco”. Đặc biệt, trong phần lưu trữ, tôi thấy có đến 3 tin nhắn của “banco” với nội dung: “anh rất hạnh phúc khichơi cờ với em”, “trưa nay em rảnh thì mình chơi cờ nhé”, “thèm được chơi cờ với em quá”.

Tôi gởi những tin nhắn đó qua điện thoại mình, lưu lại số điện thoại của “banco” và bần thần suy nghĩ. Cuối cùng tôi quyết định mua một chiếc sim điện thoại và nhờ cô bạn đồng nghiệp gọi dùm vào số máy của “banco”. Bên kia là một người đàn ông. Sau khi xin lỗi vì “gọi nhầm số”, cô bạn cúp máy, nhìn tôi dò xét: “Người đó là ai vậy?”. Tôi không trả lời.

Vậy là nghi vấn của tôi gần như đã có câu trả lời. Số điện thoại đặc biệt mà vợ tôi hay gọi đi và nhận cuộc gọi là của một người đàn ông khác. Anh ta hay “chơi cờ” với vợ tôi. Rõ ràng “chơi cờ” là từ lóng để ám chỉ một điều gì khác bởi chẳng ai “chơi cờ” mà hạnh phúc, mà thèm thuồng, mà phải rủ rê người khác giải trí vào giờ nghỉ trưa...

Vợ tôi cũng không qua nhà ngoại ăn cơm như đã nói với tôi. Rất dễ dàng để tôi kiểm chứng điều này. Khi tôi làm như vô tình ghé lại nhà cha mẹ vợ đúng vào hôm Hương bảo sẽ ghé qua đó ăn trưa thì vợ tôi không hề có ở đó. Mẹ vợ tôi còn trách móc: “Cả tháng nay mẹ có thấy bóng dáng nó đâu? Ba bây cứ nhắc hoài”.

Đầu tôi muốn nổ tung. Có thể khẳng định rằng vợ tôi đã có người đàn ông khác, đã ngoại tình. Chuyện đó xảy ra từ khi nào? Người đàn ông kia là ai? Vợ tôi chỉ bị say nắng hay nàng đã quá lậm gã đàn ông đó? Tôi phải làm sao để níu giữ hạnh phúc gia đình? Cứ nghĩ đến cảnh Hương và nhân tình đang “chơi cờ” trong một nhà nghỉ, khách sạn nào đó, tôi đã thấy máu giận bốc lên đùng đùng. Tôi mường tượng cảnh mình mở cửa xông vào, bắt tại trận đôi gian phu, dâm phụ mà thấy như có trăm ngàn vết kim châm chích trong lòng...
Vợ tôi đang “chơi cờ” với một người đàn ông khác!

Nhưng rồi tôi lại nghĩ đến hai đứa con tôi, nghĩ đến danh dự gia đình, nghĩ đến cuộc sống sau này của mình nếu ly hôn... Tôi nghĩ đến cả cha mẹ, anh em, họ hàng bên vợ tôi. Họ đã rất yêu quý tôi, xem tôi như ruột thịt trong nhà. Nếu tôi làm không khéo thì tôi sẽ mất tất cả...

Có thể tôi sẽ không làm lớn chuyện, không rình rập để bắt tại trận cảnh “trai trên, gái dưới”, không ly hôn... Thế nhưng tiếp tục sống với một người vợ đã thay dạ đổi lòng, đã dan díu với một người đàn ông khác, liệu tôi có thể tha thứ và hạnh phúc hay sẽ suốt đời dằn vặt, khổ đau?
Nguoilaodong

Sai sót y khoa- 99% do lỗi hệ thống


Sai sót y khoa- 99% do lỗi hệ thống

Trong hầu hết các trường hợp sai sót y khoa, chúng ta rất dễ dàng để đi đến một kết luận: qui kết cho người trực tiếp gây ra lỗi. Nhưng lỗi ở trình độ và hiểu biết yếu kém của cá nhân gần như chỉ chiếm 1%, còn lại 99% là do hệ thống đã được thiết kế để "sai sót" một lúc nào đó chực chờ xuất hiện.

Sai sót y khoa- 99% do lỗi hệ thống

Nếu chúng ta đứng lùi lại một chút để thấy một bức tranh rộng hơn, chúng ta sẽ thấy rõ "nhân viên đầu chiến tuyến" (trực tiếp chăm sóc bệnh nhân: bác sĩ - điều dưỡng) - gọi là sharp-end (góc dưới cùng bên tay phải của hình sau); và những gì diễn ra ở những khâu trước đó - "behind the scene" - gọi là blunt end, và quan trọng là: sai sót đã xảy ra như thế nào?
Sai sót đã xảy ra khi các lỗ hổng của các lớp bảo vệ trong hệ thống xếp thẳng hàng với nhau, khi cùng lúc vượt qua tất cả các hàng rào bảo vệ: từ vai trò người lãnh đạo, vai trò cấu trúc hệ thống, hành vi, văn hoá, kỹ thuật, đào tạo, huấn luyện, kiểm tra... Lấy ví dụ vụ tiêm nhầm vắc-xin (và tin rằng các bạn có thể áp dụng cho bất kì trường hợp sai sót nào khác): sharp-end là khi điều dưỡng nào đó tiêm nhầm thuốc do không kiểm tra trước khi tiêm, các lớp bảo vệ đã bị xuyên thủng: do thuốc Esmeron vì lý do nào đó được để cùng tủ thuốc với văc xin, do cúp điện, do lọ thuốc Esmeron được thiết kế tương đối giống với lọ văc-xin...
- Đó là chưa kể đến khả năng các lỗ hổng do yếu tố con người (stress, chán chường, mệt mỏi, đau bệnh, thiếu kinh nghiệm...
- Chưa kể đến: qui trình thiết kế trùng nhau ở những điểm quan trọng dẫn đến sai sót (ví dụ trùng nhau ở chỗ lưu trữ thuốc, dẫn đến việc lấy nhầm thuốc)
- Chưa kể đến những sai sót (hiểu lầm) trong giao tiếp giữa nhân viên y tế với nhau...
- Chưa kể đến qui trình-thói quen ghi toa, đọc toa, kiểm tra toa thuốc, cấp phát thuốc, đối chiếu bệnh nhân...
- Chưa kể đến chúng ta huấn luyện - đào tạo liên tục thế nào, làm sao để duy trì chất lượng nhân lực
- Quản lý nhân lực - khuyến khích, tạo động lực như thế nào, quản lý hành vi, làm sao định hướng nhân lực làm theo tầm nhìn và chiến lược của bệnh viện?
- Sửa chữa định kì và nâng cấp cơ sở vật chất như thế nào? (làm sao đảm bảo máy móc - dụng cụ luôn hoạt động tốt khi cần thiết)
- Chưa tính đến chuyện lên kế hoạch cho tương lai... và rất nhiều thứ thay đổi một cách chóng mặt về kỹ thuật, mô hình bệnh tật, nhu cầu chăm sóc y tế...


Sai sót y khoa- 99% do lỗi hệ thống

Tôi không muốn biện minh cho những sai sót của "nhân viên đầu chiến tuyến", nhưng theo mô hình Swiss Cheese ở trên, để một lỗi có thể xuất hiện, là do những lớp bảo vệ (từ đầu nguồn phía những người lãnh đạo, thói quen, văn hoá của bệnh viện, cấu trúc hoạt động, qui trình, chính sách, đào tạo, kiểm tra, kỹ thuật, cơ sở vật chất...) bản thân nó đã có sai sót tiềm ẩn (latent error). Bình thường sai sót chưa xảy ra là do các lỗi đó không xảy ra cùng lúc, nhưng cái hệ thống đó đã được sắp đặt sẵn để xảy ra sai sót (active error). Trong hình trên, các bạn qui trách nhiệm cho ai? Và hình dưới đây, các bạn qui trách nhiệm cho ai?
Để nói rõ hơn về lỗi tiêm nhầm thuốc (medication error), các bạn thử nghĩ xem qui trình đó như thế nào? Bác sĩ ghi toa -> Toa đến nhà thuốc -> Nhập thuốc -> Phát thuốc -> Điều dưỡng nhận thuốc -> Lưu trữ thuốc -> Kiểm tra bệnh nhân -> Tiêm thuốc.
Điều gì xảy ra nếu bác sĩ ghi toa viết tắt, không rõ ràng... Trong khi The Joint Commision đã khuyến cáo không sử dụng các chữ viết tắt U, IU, QD, q.d... thì đây vẫn là thói quen rất phổ biến của bác sĩ. Năm 2001, một bệnh nhi 9 tháng tuổi đã tử vong vì quá liều Morphine giảm đau hậu phẫu: 5mg IV, thay vì "Morphine .5 mg IV" (Washington Post, 4/20/2001).

6U hay 60 Unit 
6U hay 60 Unit 

Năm 2007, một bệnh nhân tử vong vì được truyền tĩnh mạch Potassium Phosphat thay vì truyền qua ống nuôi ăn. (ISMP Medication Safety Alert, Mar 8, 2007) Bệnh nhân tại Viện Ung thư Dana Farber, Boston, được ghi toa "4 gram mỗi m2 ngày 1-4" (nghĩa là 1 gram mỗi m2 mỗi ngày) đã được truyền 4gram/m2 mỗi ngày, dẫn đến tử vong vì quá liều gây ngộ độc tim.

25 Units/ giờ hay 25 mL/giờ 
25 Units/ giờ hay 25 mL/giờ 

Những trường hợp như thế này không phải là hiếm, và những kiểu viết cùng khả năng gây nhầm lẫn... có thể bắt gặp rất dễ dàng trong bất kì hồ sơ bệnh án nào. (Mong các bạn đừng nói: thiếu trách nhiệm, viết ẩu, không theo qui định..., đó không bao giờ là cách giải quyết hiệu quả)

QD (mỗi ngày) hay QID (4 lần/ngày) 
QD (mỗi ngày) hay QID (4 lần/ngày) 

Điều gì xảy ra nếu nhà thuốc nhập thuốc sai? phát thuốc sai?
Điều gì xảy ra nếu điều dưỡng (ĐD) nhìn nhầm 2 loại thuốc tên gần giống nhau. Các bạn có thể trách cá nhân ĐD thiếu trách nhiệm, không 3 tra 5 đối, không đúng qui trình, có thể đuổi việc, có thể trách nhiệm hình sự... nhưng các bạn sẽ không bao giờ ngăn chặn những lỗi tương tự xảy ra, bởi vì... "2 loại thuốc đó" luôn chực chờ để sai sót xảy ra. Vì lý do này mà FDA (US Food and Drug Administration) kiểm tra rất kĩ khả năng tên thuốc gây nhầm lẫn: họ tập hợp khoảng 120 chuyên gia, kiểm tra khoảng 300 tên thuốc mỗi năm trước khi đưa ra thị trường, thậm chí họ còn có phần mềm chuyên nhận dạng những tên thuốc có thể gây nhầm lẫn: Zantac (điều trị viêm dạ dày) - Zyrtec (điều trị dị ứng) - Zyprexa (điều trị rối loạn tâm thần); hoặc Celebrex (kháng viêm) - Celexa (điều trị trầm cảm).
Điều gì xảy ra nếu bệnh nhân cùng tên họ, cùng phòng, có khi còn cùng giường một cách ngẫu nhiên? (chúng ta đã gặp rất nhiều tình huống như thế này, nhưng chưa có ai-chính sách-qui trình nào nhằm tránh xảy ra tình huống tương tự, bởi vì chúng ta chưa bao giờ nghĩ: lỗi ở hệ thống!)
Theo bác sĩ Paul Seligman, trưởng phòng Dược lý-Dịch tễ và Khoa học Thống kê của FDA: Trong hầu hết trường hợp, tiêm nhầm thuốc không thể qui kết cho một cá nhân. Vậy thì giải pháp là gì? Các giải pháp nhằm tự động hoá, giảm vai trò của con người (Sử dụng Bar code, hệ thống phát thuốc tự động hoá, hệ thống báo động khi nghi ngờ khả năng phản ứng thuốc, chức năng bắt buộc ghi nhận các thông tin tối cần thiết (dị ứng, tiền sử thuốc...) trước khi ghi toa..., toa điện tử để giảm nhầm lẫn, đặt lại tên thuốc, thiết kế bao bì)... là những công cụ hỗ trợ, nhưng điều cần nhất là chúng ta có cái nhìn hệ thống hơn để không qui kết trách nhiệm cho từng cá nhân nơi "sharp-end", mặt khác, có chính sách khuyến khích tất cả mọi người kể lại tình huống sai sót (ở tất cả các tấm chắn bảo vệ) để biết "lỗ hổng" ở đâu, độ lớn thế nào, phổ biến những sai sót cho mọi người biết và đề ra cách khắc phục.
Để ngăn chặn lỗi, không phải cứ ra mệnh lệnh, mà còn phải quan tâm đến khoa học hành vi, lãnh đạo, quản lý, cấu trúc, cơ sở vật chất... Sẽ không bao giờ có khái niệm 100% không sai sót, nhưng đừng vịn vào đó hoặc là so sánh nơi này nơi kia để biện minh. Một khi đã có qui trình, mà lúc nào lỗi xảy ra cũng chỉ có 1 kết luận: "không làm đúng qui trình", thì cần nhìn lại giá trị của qui trình, đào tạo, huấn luyện để thực hiện đúng qui trình, chính sách hỗ trợ làm đúng qui trình, kỹ thuật hỗ trợ qui trình... và "bức tranh lớn hơn"(hệ thống từ blunt-end đến sharp-end) của qui trình đó.
Tóm lại, sai sót "xém chút xuất hiện", hoặc "đã xuất hiện gây tai biến"... là những cơ hội để cải thiện. Đừng để những tử vong oan uổng!
Bài viết, ý kiến đóng góp cho diễn đàn “Tai biến y khoa” xin gửi về banthukysk@gmail.com, bandientuskds@gmail.com. Tòa soạn tôn trọng các quan điểm khác nhau, các ý kiến phản biện của tác giả trên cơ sở khách quan, trung thực và khoa học. Các bài viết đăng trên diễn đàn này thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

BS. Phạm Ngọc Trung (từ Boston, Hoa Kỳ) - SK&ĐS

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Chẳng ai biếu bác sĩ 10.000 đôla

Giá dịch vụ y tế: Còn xa mới tiếp cận chi phí thực tế

Chúng ta hãy công bằng với thu nhập của các bác sĩ Việt Nam. Cho dù bác sĩ có cứu cả gia đình họ hoặc đi khám chữa bệnh ở Mèo Vạc hay Chắc Cà Đao thì cũng chẳng bao giờ có ai biếu cho họ được số tiền đó.

Tôi lớn lên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, lang thang sơ tán hết nơi này đến nơi khác. Vì những lý do đặc biệt, gia đình tôi không trở về Hà Nội khi hòa bình lập lại mà định cư luôn tại một vùng quê nghèo ở Miền Bắc cho đến năm 1975.

Nhân viên y tế cao cấp nhất, tôi được biết lúc bấy giờ là một ông y tá già. Tôi không biết ông được đào tạo ở đâu, làm việc ở đâu, chỉ biết khi nào bệnh nặng lắm người ta mới đến gặp ông.

Ngôi nhà ông ở khá khác biệt so với những ngôi nhà khác. Trước sân và xung quanh trồng toàn hoa với những bông thược dược to như cái dĩa, đủ thứ màu sắc. Giữa cái thời mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, giữa cái nơi mà con người ta phải chạy ăn từng bữa, ông cứ như một ông tiên, ung dung, đĩnh đạc.

Chỉ đến khi ba tôi bị chấn thương cột sống, tôi mới biết là trên đời này còn có những nhân viên y tế cấp cao hơn y tá. Những năm cuối học trường Y, tôi quen biết với nhiều bác sĩ, được các anh cho đến nhà chơi hoặc cho đi đến những gia đình khá giả xem những cuốn phim video đầu tiên du nhập vào thành phố. Tôi bắt đầu biết chút ít về cuộc sống tiện nghi.

Lúc đó, nhu cầu của tôi không cao, ăn cơm nhà, đi xe đạp, đa phần gửi xe không mất tiền, trực bệnh viện thì các anh trả tiền cho ăn tối, ăn sáng, uống cà phê khuya… thỉnh thoảng có đi chơi đâu các anh cũng không bao giờ để cho tôi phải trả tiền gì cả.

Ra trường, tôi được phân công về bệnh viện lớn. Tôi dự định lần đầu tiên lãnh lương sẽ mời các anh đi ăn sáng, một phần sẽ mang về chiêu đãi cả nhà một bữa ăn. Có 5 người đi ăn sáng cùng tôi, khi được biết tôi có ý định dùng tiền của tháng lương đầu tiên để mời các anh ăn sáng, các anh chỉ cười.

Thật may là các anh thông cảm, vì tháng lương đầu tiên ấy của tôi không đủ trả cho 6 người ăn một bữa sáng. Tôi đành phải lỗi hẹn với gia đình. Kể từ đó, áp lực cơm áo gạo tiền bắt đầu xuất hiện. Không ai đòi hỏi gì ở tôi, chẳng qua tôi tự thấy rằng mình đã lớn, đã là một bác sĩ, ít nhất thì cũng phải tự nuôi được mình.

Khi còn sinh viên, tôi được biết một vài bác sĩ vì muốn kiếm tiền mà bắt ép hoặc làm các “thủ thuật” để người bệnh phải trả tiền cho họ (hồi đó bao cấp, bệnh nhân gần như chưa phải trả tiền gì cho bệnh viện cả), và kết cục của họ đều không hay ho gì, đặc biệt, các đồng nghiệp rất coi thường họ.

Tôi quyết định không đi theo con đường đó. Có mấy gia đình nhà giàu, có con gái tới tuổi cập kê, bắn tiếng sẽ cho nhà cao cửa rộng, tài sản này nọ nếu tôi đồng ý làm rể của họ. Một vài người bạn đã đi theo con đường này. Riêng tôi có lẽ không có “duyên” với con nhà giàu, những cô gái làm cho tôi rung động đều chỉ là con nhà nghèo.

Các anh khuyên tôi nên làm phòng mạch. Tôi vẫn thường nói tôi là người may mắn. Khi tôi ra trường, nhà nước bắt đầu cân nhắc việc cho phép tất cả bác sĩ làm phòng mạch ngoài giờ.

Các anh chị quản lý ủng hộ tôi một cách vô tư, không một chút vụ lợi. Một gia đình bệnh nhân giúp tôi tìm địa đểm, thuê nhà, lại còn cho mượn một số tiền để làm vốn ban đầu. Tự mình tôi xoay trần ra cùng với cưa, bào, búa, đục, đóng được một cái phòng để làm chỗ khám bệnh.

Lại một lần nữa tôi may mắn. Bệnh nhân vừa đến khám bệnh, vừa chỉ cho tôi cách giao tiếp, cách thu tiền, cách tổ chức, còn góp ý cả về giá tiền thu nữa. Các anh thì chỉ dạy về chuyên môn, chẳng ai giấu tôi cái gì cả.

Chủ nhà và những gia đình xung quanh luôn là những tình nguyện viên tiếp nhận bệnh nhân, nói chuyện với bệnh nhân khi tôi chưa có mặt. Khi đó, vì công việc ở bệnh viện rất bận rộn, tôi ít khi kết thúc công việc đúng giờ, thường phải đến phòng mạch khá trễ.

Tài sản đầu tiên tôi mua được bằng đồng tiền do tôi thực sự làm ra là chiếc đồng hồ báo thức. Kể từ đó, tôi tự trang trải cuộc sống của mình, lấy vợ, nuôi con, phụ giúp cha mẹ, các em.

Một số tiền từ nguồn thu nhập phòng mạch được trích ra mua tài liệu, sách vở, mua một số dụng cụ để mổ cho bệnh nhân và chi trả cho các chi phí nghiên cứu. Ngoài phần tiền được các hội đoàn và các bệnh viện nước ngoài chi trả, toàn bộ số tiền còn lại phục vụ cho việc ra nước ngoài học của tôi cũng từ những thu nhập do phòng mạch mang lại.

Năm đầu tiên, tôi bị cắt lao động tiên tiến theo đề xuất của trưởng phòng tổ chức, lý do là “bảng phòng mạch to quá”. May mà sau đó việc làm phòng mạch chính thức được công nhận, cấp phép, và mọi người trong bệnh viện cũng thấy rằng chúng tôi (không phải riêng tôi) hoàn thành rất tốt các công việc của bệnh viện.

Chúng tôi thường xuyên dùng tiền cá nhân (đương nhiên là từ thu nhập phòng mạch) chi cho các nghiên cứu, mua dụng cụ mổ (lúc đó chưa có mổ dịch vụ, chỉ có mổ trong giờ thôi) nên không ai có ý kiến gì.

Năm tháng trôi qua, phòng mạch tôi thường xuyên đông đúc, thu nhập cũng khá dần lên. Tôi gần như không còn thời gian cho gia đình, bạn bè và công việc xã hội. Đôi khi công việc ở phòng mạch cũng khiến tôi vất vả với thời gian đọc sách và nghiên cứu.

Tôi thường xuyên phải thức rất khuya để hoàn tất các chương trình học tập, nghiên cứu. Rất nhiều bệnh nhân khi chứng kiến tôi làm việc đều phải nói làm bác sĩ vất vả quá, chỉ có vợ con của bác sĩ là sung sướng thôi. Nhưng thực tình mà nói thì vợ con bác sĩ cũng không sung sướng gì. Cuộc sống của họ cũng tràn ngập sự bất ngờ, giờ giấc đảo lộn theo những hoạt động bất thường của các bác sĩ.

Rất hiếm có cơ hội để cho cả gia đình của một bác sĩ có phòng mạch được hưởng một kỳ nghỉ cùng nhau. Mỗi lần như vậy, mọi thứ phải chuẩn bị công phu từ mấy tháng trời, vậy mà các kỳ nghỉ trong mơ đó lại rất dễ bị hoãn lại vào giờ chót, chỉ vì một bệnh nhân của bác sĩ bị trở nặng không đúng lúc. Tỷ lệ ly hôn của các bác sĩ, đặc biệt là trong nhóm các bác sĩ thành đạt trong chuyên môn là khá cao.

Một mặt, tôi cảm thấy khá thoải mái khi thu nhập đủ cho cuộc sống, cho các nhu cầu về sách vở, nghiên cứu, học hỏi, phát triển khả năng chuyên môn, còn có thể phụ giúp cho cha mẹ và các em. Mặt khác, phòng mạch chiếm hết thời gian và sức lực, dù muốn dù không, nó cũng tác động ít nhiều đến khả năng trau dồi nghề nghiệp, đến sự tận tụy cống hiến ở bệnh viện.

Đa số các bác sĩ thành đạt với phòng mạch nhìn ra được điều này. Mặc dù vậy, họ vẫn phải duy trì phòng mạch như một phương cách kiếm sống, vì đồng lương chính thức không thể đủ cho họ tồn tại chứ chưa nói là sống. Họ giảm giờ làm việc, hạn chế số lượng bệnh nhân khám. Một số rất ít các bác sĩ thành đạt với phòng mạch quên mất công việc ở bệnh viện, lao vào làm giàu.

Trong khi đó, đa số các bác sĩ ở các bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện tư nhân nhỏ, mới thành lập đều có khó khăn trong cuộc sống, mà đối với họ, điều kiện để làm phòng mạch thành công là rất ít, gần như mọi thứ đều phải trông chờ vào đồng lương.

Nhìn các bác sĩ ở các nước tiên tiến cùng chuyên ngành, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Họ cũng vất vả làm việc nhiều hơn người bình thường, nhưng họ có thời gian nghỉ, họ có lịch nghỉ hè, nghỉ đông, du lịch, hội nghị… Họ có đủ thời gian dành cho gia đình và các hoạt động xã hội. Thu nhập của họ thì rất cao, một số có thể có máy bay riêng, cho dù họ không thông minh hơn, cũng chẳng giỏi hơn chúng tôi bao nhiêu và sự vất vả thì thua xa chúng tôi.

Khi bước ra tư nhân, tôi luôn tâm niệm làm sao để cho các bác sĩ đủ sống mà không phải làm phòng mạch. Không nhất thiết các bác sĩ phải có vila, xe sang hay máy bay, và tôi nghĩ không có bác sĩ nào đặt mục tiêu đó khi hành nghề y cả.

Thế nhưng, với yêu cầu cực kỳ cao ở đầu vào trường y, với hàng chục năm học hành cường độ rất cao, họ xứng đáng có được một cuộc sống tương đối tươm tất so với mặt bằng chung của xã hội. Họ không phải bươn chải đến mức không còn thời gian cho cuộc sống riêng của mình.

Các bác sĩ ở chỗ tôi hiện không phải làm phòng mạch, thế nhưng họ không biết đến nghỉ trưa, thường xuyên phải ở lại sau giờ làm việc chính thức, về đến nhà cũng không được thoải mái nghỉ ngơi. Vì họ thường xuyên phải tư vấn cho bệnh nhân qua điện thoại khi bệnh trở nặng hoặc có dấu hiệu bất thường, ngay cả lúc nửa đêm.

Hiện nay, ở hầu hết cở sở y tế nhà nước và không ít cơ sở y tế tư nhân, đồng lương chính thức của các bác sĩ không thể nào đủ trang trải cho một cuộc sống ở mức tương đối tằn tiện. Có thể có một số bác sĩ có thu nhập cao nhờ moi móc tiền từ bệnh nhân, nhưng số này nếu có cũng không thể nhiều được.

Đa số họ phải lao vào phòng mạch, phải làm thêm ở nhiều phòng khám tư, bệnh viện tư khác nhau, phải “chạy sô” hết chỗ này đến chỗ khác để có thể có thêm thu nhập cho gia đình và cho bản thân.

Chúng ta hãy công bằng hơn khi nói về thu nhập của các bác sĩ. Chẳng có ai biếu bác sĩ 10.000 đôla bao giờ cả, cho dù bác sĩ có cứu cả gia đình họ hoặc đi khám chữa bệnh ở núi Mèo Vạc (Hà Giang) hay vàm nước Chắc Cà Đao (An Giang).

Đại đa số bác sĩ có thu nhập cao nước ta đều phải làm việc với thời gian và cường độ có thể nói gấp nhiều lần những người có thu nhập tương ứng ở nhiều ngành khác. Đồng tiền của các bác sĩ làm ra đều thấm đẫm mồ hôi, thậm chí có cả nước mắt trong đó.

Võ Xuân Sơn - VNE

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Những loại thức ăn nào dễ bị nhiễm chì?

Ảnh minh họa


Chì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em và có thể gây ra các chứng rối loạn não và máu. Vậy những thức ăn nào dễ bị nhiễm chì?

Chì là một kim loại mềm màu xám, tạo nhiều hợp chất có màu sắc khác nhau nên thường được dùng trong pha sơn, kỹ nghệ thủy tinh, làm chất màu cho đồ gốm...

Ngộ độc chì xảy ra do trẻ em ngậm đồ chơi có pha chì. Đặc biệt, ngộ độc chì kinh niên có thể xảy ra do: ăn các thực phẩm đóng hộp hàn bằng thiếc lẫn chì; uống nước dẫn qua đường ống pha chì; hít phải bụi chì và các hợp chất của nó trong các nhà máy sản xuất sơn, làm acquy, mạ kim loại, khai thác chì và đúc chữ in bằng chì; nhân viên tiếp xúc với xăng dầu chứa chì hữu cơ. Chỉ cần hít thở không khí có nồng độ 5m/lít chì hữu cơ đã có thể tử vong.

Ngộ độc chì chủ yếu từ đường thức ăn hoặc nước uống có nhiễm chì; nhưng cũng có thể xảy ra sau khi vô tình nuốt phải các loại đất hoặc bụi nhiễm chì hoặc sơn gốc chì. Tiếp xúc lâu ngày với chì hoặc các muối của nó hoặc các chất ôxy hóa mạnh như PbO2 có thể gây bệnh thận, và các cơn đau bất thướng giống như đau bụng.

Đối với phụ nữ mang thai, khi tiếp xúc với chì ở mức cao có thể bị sẩy thai. Tiếp xúc lâu dài và liên tục với chì làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới.

Theo TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vào cơ thể với mức nào thì chì cũng có hại cho sức khỏe. Bởi nếu tích tụ lâu dài, chì sẽ gắn chặt vào các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là hệ cơ xương, khiến cho quá trình đào thải càng chậm dẫn đến suy thận, tổn thương thần kinh ngoại vi, giảm chức năng não bộ mà không thể hồi phục, vô sinh, sẩy thai...

Riêng với trẻ em, chì có tỷ lệ nghịch với sự phát triển chỉ số thông minh, chỉ cần nồng độ trong máu là 100microgam/lít cũng đã ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Còn ở người lớn là 250microgam/lít, thận, hệ thần kinh… đã bị phá hủy, nếu cao hơn nữa, có thể hôm mê và tử vong.

Những loại thực phẩm có chì phổ biến

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, thường thực phẩm nhiễm chì là do môi trường ô nhiễm, trồng ở những nơi có nguồn đất, nguồn nước bị nhiễm độc hoặc dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh... bị nhiễm chì hoặc các chất độc hoá học khác để chứa đựng thực phẩm; để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp hoặc gần nơi ô nhiễm. Đặc biệt, hầu hết phân bón rau quả đều có chì ở các mức độ khác nhau khiến thực phẩm bị ảnh hưởng.

Theo đó, nhóm thực phẩm ăn hàng ngày bị nhiễm chì cao nhất là ở gạo, thịt lợn, rau muống, tôm dảo, cam, quýt... Thực phẩm vượt quá quy định của Bộ Y tế về cadimin (kim loại gồm sulfua lẫn với carbonat kẽm) nhiều nhất cũng có ở gạo, thịt lợn, thịt bò. Cadimin cũng xuất hiện tại các thực phẩm khác như trứng gà (theo Báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện nghiên cứu từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010).

Triệu chứng ngộ độc cấp chì

Khi uống phải muối chì sẽ xuất hiện một số dấu hiệu ngộ độc cấp như rát miệng, nôn, đau bụng, ỉa phân đen sau đó táo bón, có thể bị vô niệu do thận bị tổn thương, tăng urê huyết… Trường hợp ngộ độc chì trường diễn: xuất hiện vành đen ở lợi miệng rất sớm, người có thể có dấu hiệu thần kinh như thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, nhức đầu, hoang tưởng ảo giác.

Để chẩn đoán ngộ độc chì trường diễn cần chú ý lượng chì có tự nhiên trong cơ thể: mức trung bình của chì trong máu 0,06mg/100ml, trong nước tiểu 24 giờ: 0,08 mg. Nếu hàm lượng chì có trong máu hoặc nước tiểu quá cao có nghĩa đã ngộ độc chì.

Ngộ độc chì rất nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em, bởi nhiều trường hợp không có triệu chứng, song chì đã nhiễm và hủy hoại vĩnh viễn một số cơ quan chức năng trong cơ thể, như gan, thận, tiêu hóa, não...

Những thực phẩm có tác dụng giải độc chì

Một số thực phẩm sau đây không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều thành phần có khả năng phòng ngừa nhiễm độc chì.

Tôm khô: Tôm khô là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm rất cao, tôm khô có thể dùng để nấu canh bầu, canh ngót…vị ngọt nhẹ nhàng, thanh, mát thích hợp với không khí nóng bức mùa hè và giải độc chì.

Cà rốt: Cà rốt có chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Những người bị nhiễm độc thủy ngân hay nhiễm độc chì nên thường xuyên ăn cà rốt.

Gan: Gancó chứa nhiều chất đạm, nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho sức khỏe.Trước khi chế biến, nên cắt lát mỏng từng miếng gan rửa sạch bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng, lấy giấy ăn thấm khô hết máu trong gan để loại bỏ chất độc trong máu của gan, chỉ còn giữ lại các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.

Mộc nhĩ đen: Nấm đen có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hóa.

Thịt bò: Thịt bò rất giàu chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu. Ngoài ra, các axit linoleic cũng tham gia quá trình duy trì cơ bắp.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe, hàng ngày bạn nên bổ sung thêm cho cơ thể khoảng 1000 mg vitamin C mỗi ngày. Đây là biện pháp giúp cơ thể tăng cường giải độc chì.

Trà xanh: Trà xanh có tác dụng điều chỉnh và hạn chế sự phát triển của ung thư bằng cách tiêu diệt tế bào gây ung thư. Uống trà xanh thường xuyên giúp cơ thể bạn thải độc chỉ và giảm tới 18% nguy cơ mắc bệnh ung thư.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, người tiêu dùng, đặc biệt là gia đình có con nhỏ nên mua thực phẩm tại các cửa hàng/siêu thị có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Suckhoedoisong

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Vì sao bác sĩ khó trở thành mẹ hiền !

Y khoa – Đừng đẩy nhau về hai thái cực

Chi phí y tế là vấn đề ưu tư rất lớn trong đại bộ phận người đi khám bệnh ở Việt Nam.Y tế Việt Nam được miễn phí cách đây lâu rồi. Vào bệnh viện, người bệnh không phải trả tiền, bác sĩ sẽ quyết định ai được chụp X quang, ai được gây tê để khâu vết thương, ai phải khâu sống. Lúc đó, bác sĩ như một ông Trời, quyền sinh, quyền sát. Chính vì vậy mà đòi hỏi thầy thuốc phải như mẹ hiền, công bằng, đầy ắp lương tâm.

Nhưng rồi nhà nghèo, lấy đâu ra cơm gạo mà nuôi đủ các con, rồi thì đâu phải “mẹ” nào cũng hiền. Còn nhớ cảnh các bác sĩ ngoại thần kinh mỗi người thủ cho mình một cái ống nghiệm, trong đó chứa mấy cây kim Long Well, loại kim luồn dùng một lần rồi bỏ, ngâm trong alcool, để làm mạch não đồ cho bệnh nhân. Nhiều chiêu được phát minh như mài kìm, cắt gọt đầu nhựa của kim, để có thể sử dụng được cả trăm lần. Có những lúc người ta toan tính quay lại thời kỳ chiến tranh, dùng nước dừa để truyền dịch.

Thế rồi Liên Xô sụp đổ, cả đất nước rơi vào hụt hẫng. Chỉ trong vài năm sau, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo. So với cái thời ăn bo bo, dân ta no hơn, ấm hơn. Dịch vụ y tế đã phải trả tiền, bệnh nhân không còn phải ngồi chờ cả đêm. Tất cả vết thương đều được gây tê khi khâu, xuyên tâm liên biến mất… Song song đó, bác sĩ không còn là ông Trời, tôi trả tiền, ông phục vụ. 3.000 đồng tiền công khám bệnh, 35.000 đồng tiền công mổ đại phẫu. Người ta trả công cho các bác sĩ như vậy và bảo: Hãy phục vụ đi.

Khi đòi hỏi phải phục vụ thì họ nhân danh cái nửa tên là thị trường, nhưng cái nửa mang tên định hướng lại đứng ra trả thù lao. Cái nửa mang tên định hướng của nền kinh tế bảo thầy thuốc phải như mẹ hiền. Một nền y tế rẻ mạt theo kiểu định hướng như vậy trong một xã hội điên cuồng chạy theo vật chất mang tên thị trường thì làm sao mà có hiệu quả cao, làm sao đòi hỏi phục vụ như Tây, như Mỹ được, vậy mà cứ so sánh.

Tôi không nhớ rõ thời gian, có lẽ khoảng năm 2003, một người Việt Nam đi sang Mỹ bị chấn thương gãy cột sống, được mổ cố định nẹp vít. Sau 3 ngày chi phí lên đến 105.000 USD. Không có tiền trả, người bệnh bị trục xuất về Việt Nam. Năm 2005, tôi được biết một trường hợp mổ u não tại Đại học Michigan bị biến chứng (sau đó được biết là do bệnh nhân ở giai đọan cuối của AIDS), mới có chưa đến 2 tuần với 3 cuộc mổ, chi phí đã lên đến trên 1 triệu đôla Mỹ.

Cái giá thực sự của y tế Mỹ: tổng chi phí cho một ca mổ ruột thừa: 55.029,31 USD, 2 giờ tiền phòng hồi tỉnh: 7.501 USD, tiền công mổ: 16.277 USD, công gây mê: 4.562 USD, công chích tĩnh mạch: 1.658 USD, thuốc và chi phí tiêu hao: 4.628,75 USD…

Với tiền công cho một ca mổ trung phẫu và các công kèm theo (gây mê, chích tĩnh mạch) như vậy, làm sao mà không làm vừa lòng người bệnh được. Còn cái xã hội nửa thị trường của chúng ta trong khi mọi thứ đều lên giá được, mọi thứ đều thị trường được, duy chỉ có chi phí y tế vì cái chữ "nhân đạo" là không được lên giá. Chẳng ai dám quyết định đưa chi phí y tế về gần với giá thực của nó, chỉ ra sức hô hào, bắt buộc nhân viên y tế phải như “mẹ hiền”.

Đồng ý là chi phí y tế ở Mỹ là quá cao, lợi nhuận của ngành y tế của Mỹ là quá lớn. Thế nhưng chi phí ở Việt Nam phải bằng 1/5, hay chí ít thì cũng 1/10 so với  nó thì mới hợp lý. Mọi người cứ hô hào bác sĩ Việt Nam phải nghiên cứu khoa học, phải có báo cáo tầm cỡ quốc tế… thời gian đâu mà làm. Mổ hàng vài trăm ca siêu phẫu mới được bồi dưỡng ngang bằng mổ một ca ruột thừa. Còn phải phòng mạch, cơm, áo, gạo, tiền… thì làm sao mà thống kê, mà báo cáo.

Ông bà ta có câu: “Có thực mới vực được đạo”, ông Marx cũng có nói “vật chất quyết định ý thức”, thế mà cái nền kinh tế thị trường định hướng theo ông Marx lại bảo là cứ làm mẹ hiền đi. Trong cơn bão chạy theo vật chất của cái xã hội thị trường, cái nửa mang tên định hướng ấy đang đè lên dạ dày và lương tâm của những nhân viên y tế, càng ngày càng bóp chặt trái tim của những “mẹ hiền”.
Võ Xuân Sơn - Vnexpress