Với những bệnh về đường tiêu hóa, chúng ta thường chỉ cảnh giác khi có những triệu chứng rõ ràng như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy chứ ít khi chú ý các dấu hiệu mệt mỏi, khát nước, xanh xao. Vì vậy mà bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa thường đến cấp cứu vào giai đoạn muộn, khi tình trạng xuất huyết tiêu hóa đã ở mức độ nghiêm trọng.
Bệnh nhân ít nghĩ đến bệnh xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa được xem là một cấp cứu nội khoa nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Ở nước ta, cứ 100.000 người thì có từ 50 đến 150 người bị xuất huyết tiêu hóa mỗi năm và tỷ lệ này đang tăng lên ở Việt Nam và một số nước đang phát triển.
Nhiều bệnh nhân không biết mình bị chảy máu tiêu hóa. Khi cơ thể mệt mỏi hay bị choáng váng, bệnh nhân thường tự ý mua thuốc bổ sung sắt ở các nhà thuốc hoặc đi khám bệnh tim mạch hoặc rối loạn tiền đình. Ngay cả khi có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đi tiêu phân đen, chúng ta cũng thường tự điều trị bằng men tiêu hóa hoặc aspirin.
Khi có các triệu chứng nôn ra máu đỏ hoặc máu đen, đi tiêu có dấu máu hoặc phân đen thì chúng ta nên cảnh giác vì có thể đó là những dấu hiệu của bệnh xuất huyết tiêu hóa.
Đó là hiện tượng chảy máu trong ống tiêu hóa trên (từ miệng đến tá tràng) nếu nôn ra máu đỏ hoặc máu đen nếu máu bị ứ đọng lâu trong dạ dày, đôi khi kèm theo đi tiêu phân đen, phân màu mận đỏ hoặc đi tiêu có máu tươi hoặc phân sẫm là do chảy máu ở đoạn cuối ống tiêu hóa (trực tràng, hậu môn).
Những tổn thương từ miệng đến tá tràng rất hay gặp (chiếm đến 90% các trường hợp), dễ gây chảy máu lớn, thường do hai nhóm bệnh: loét dạ dày – tá tràng ăn mòn vào mạch máu hoặc do xơ gan, gây giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.
Còn hiện tượng chảy máu tiêu hóa thấp từ ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn ít gặp hơn (khoảng 10%), ít khi chảy máu lớn, thường do các nguyên nhân: loét tiểu tràng, ung thư, u lành, u máu, nhồi máu ruột non, ruột hoại tử chảy máu, lồng ruột cấp (nhất là trẻ em), viêm đoạn ruột hồi tràng, lao ruột, ung thư đại tràng, polip đại tràng, bệnh đa polip, túi thừa, viêm đại tràng nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, bệnh viêm loét trực – đại tràng chảy máu, hoại tử chảy máu ở đại tràng, trĩ nội chảy máu hoặc tắc tĩnh mạch trĩ, viêm đại trực tràng chảy máu, loét do chấn thương, polip lành tính trực tràng, bệnh đa polip.
Ngoài ra, còn do các nguyên nhân hiếm gặp hơn như: u lành tính hoặc ác tính ở tụy, chảy máu đường mật do sỏi, chấn thương, ung thư gan, tổn thương các mạch máu ở trong ổ bụng, phình động mạch gan, rò động mạch chủ bụng vào tá tràng, bệnh máu ác tính…
Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa thường bị sốt nhẹ do tăng hấp thu đạm ở ống tiêu hóa. Bệnh nhân nếu bị mất máu ở mức độ nhẹ thường có các biểu hiện da xanh xao, mệt khi gắng sức, say sẩm mặt, nước tiểu cô đặc…
Sau khi hồi sức bồi hoàn nước, điện giải thì có thể trở lại bình thường. Trường hợp chảy máu tiêu hóa nặng sẽ dẫn đến các triệu chứng của sốc mất máu như: hốt hoảng, lo âu, ngất xỉu do thiếu oxy não, da ẩm, chi lạnh, nhức đầu, khát nước, suy thận…
Đối với bệnh nhân tim mạch dễ bị thiếu máu cơ tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Đối với bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não thì dễ bị tai biến nhũn não, hôn mê.
Xử trí khi bị xuất huyết tiêu hóa
Các triệu chứng nôn ra máu và đi ngoài phân đen, thường là mất máu mức độ vừa tới nặng. Vì vậy, ngay cả khi không có bằng chứng xuất huyết, bệnh nhân chỉ có các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, hoặc đau bụng khi dùng các thuốc có hại cho dạ dày, hoặc bệnh nhân xanh xao, hoa mắt, chóng mặt… cũng cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dù chảy máu ít hay nhiều, việc chẩn đoán và điều trị nguyên nhân càng sớm càng tốt vì tuy chảy máu ít nhưng nếu để kéo dài có thể gây mất máu nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hóa về sau.
Khi người bệnh bị chảy máu đường tiêu hóa tại nhà dẫn đến ngất xỉu, toát mồ hôi, chúng ta cần đặt người bệnh nằm trên giường hoặc cáng, để đầu thấp. Liên hệ ngay với nhân viên y tế kịp thời truyền dịch nhằm cải thiện tình trạng mất máu đồng thời chống sốc bằng các loại thuốc nâng huyết áp, thở oxy (nếu có khó thở).
Khi tình hình đã được cải thiện thì ngay lập tức vận chuyển người bệnh về bệnh viện gần nhất có đầy đủ phương tiện để cấp cứu.
Điều trị xuất huyết tiêu hóa điều trị triệu chứng, ổn định các chức năng sống khi bị mất máu nặng, kết hợp dùng các thuốc co mạch, giảm tiết, kháng sinh… bệnh nhân có thể được chỉ định nội soi can thiệp, qua đó rất nhiều trường hợp xuất huyết đã được xử trí tốt như: xử trí xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng, xử điều trị giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su…
Ở nước ta hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện được thủ thuật này. Việc điều trị nội khoa đặc hiệu, làm thủ thuật hoặc phẫu thuật cho bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa có thể được chỉ định khi có sự cân nhắc của thầy thuốc chuyên khoa.
Xuất huyết tiêu hóa là bệnh dễ dàng tái phát nếu không có điều trị dứt điểm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Để phòng bệnh tái phát, người bệnh tuyệt đối tránh xa thuốc lá và rượu bia, tránh ăn các loại thức ăn gây kích ứng vết loét như: thức ăn nhiều gia vị cay, chua, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, tăng cường chất xơ và rau quả. Cần tái khám định kỳ theo quy định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả.
Nhiều bệnh nhân không biết mình bị chảy máu tiêu hóa. Khi cơ thể mệt mỏi hay bị choáng váng, bệnh nhân thường tự ý mua thuốc bổ sung sắt ở các nhà thuốc hoặc đi khám bệnh tim mạch hoặc rối loạn tiền đình. Ngay cả khi có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đi tiêu phân đen, chúng ta cũng thường tự điều trị bằng men tiêu hóa hoặc aspirin.
Khi có các triệu chứng nôn ra máu đỏ hoặc máu đen, đi tiêu có dấu máu hoặc phân đen thì chúng ta nên cảnh giác vì có thể đó là những dấu hiệu của bệnh xuất huyết tiêu hóa.
Đó là hiện tượng chảy máu trong ống tiêu hóa trên (từ miệng đến tá tràng) nếu nôn ra máu đỏ hoặc máu đen nếu máu bị ứ đọng lâu trong dạ dày, đôi khi kèm theo đi tiêu phân đen, phân màu mận đỏ hoặc đi tiêu có máu tươi hoặc phân sẫm là do chảy máu ở đoạn cuối ống tiêu hóa (trực tràng, hậu môn).
Những tổn thương từ miệng đến tá tràng rất hay gặp (chiếm đến 90% các trường hợp), dễ gây chảy máu lớn, thường do hai nhóm bệnh: loét dạ dày – tá tràng ăn mòn vào mạch máu hoặc do xơ gan, gây giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.
Còn hiện tượng chảy máu tiêu hóa thấp từ ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn ít gặp hơn (khoảng 10%), ít khi chảy máu lớn, thường do các nguyên nhân: loét tiểu tràng, ung thư, u lành, u máu, nhồi máu ruột non, ruột hoại tử chảy máu, lồng ruột cấp (nhất là trẻ em), viêm đoạn ruột hồi tràng, lao ruột, ung thư đại tràng, polip đại tràng, bệnh đa polip, túi thừa, viêm đại tràng nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, bệnh viêm loét trực – đại tràng chảy máu, hoại tử chảy máu ở đại tràng, trĩ nội chảy máu hoặc tắc tĩnh mạch trĩ, viêm đại trực tràng chảy máu, loét do chấn thương, polip lành tính trực tràng, bệnh đa polip.
Ngoài ra, còn do các nguyên nhân hiếm gặp hơn như: u lành tính hoặc ác tính ở tụy, chảy máu đường mật do sỏi, chấn thương, ung thư gan, tổn thương các mạch máu ở trong ổ bụng, phình động mạch gan, rò động mạch chủ bụng vào tá tràng, bệnh máu ác tính…
Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa thường bị sốt nhẹ do tăng hấp thu đạm ở ống tiêu hóa. Bệnh nhân nếu bị mất máu ở mức độ nhẹ thường có các biểu hiện da xanh xao, mệt khi gắng sức, say sẩm mặt, nước tiểu cô đặc…
Sau khi hồi sức bồi hoàn nước, điện giải thì có thể trở lại bình thường. Trường hợp chảy máu tiêu hóa nặng sẽ dẫn đến các triệu chứng của sốc mất máu như: hốt hoảng, lo âu, ngất xỉu do thiếu oxy não, da ẩm, chi lạnh, nhức đầu, khát nước, suy thận…
Đối với bệnh nhân tim mạch dễ bị thiếu máu cơ tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Đối với bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não thì dễ bị tai biến nhũn não, hôn mê.
Xử trí khi bị xuất huyết tiêu hóa
Các triệu chứng nôn ra máu và đi ngoài phân đen, thường là mất máu mức độ vừa tới nặng. Vì vậy, ngay cả khi không có bằng chứng xuất huyết, bệnh nhân chỉ có các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, hoặc đau bụng khi dùng các thuốc có hại cho dạ dày, hoặc bệnh nhân xanh xao, hoa mắt, chóng mặt… cũng cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dù chảy máu ít hay nhiều, việc chẩn đoán và điều trị nguyên nhân càng sớm càng tốt vì tuy chảy máu ít nhưng nếu để kéo dài có thể gây mất máu nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hóa về sau.
Khi người bệnh bị chảy máu đường tiêu hóa tại nhà dẫn đến ngất xỉu, toát mồ hôi, chúng ta cần đặt người bệnh nằm trên giường hoặc cáng, để đầu thấp. Liên hệ ngay với nhân viên y tế kịp thời truyền dịch nhằm cải thiện tình trạng mất máu đồng thời chống sốc bằng các loại thuốc nâng huyết áp, thở oxy (nếu có khó thở).
Khi tình hình đã được cải thiện thì ngay lập tức vận chuyển người bệnh về bệnh viện gần nhất có đầy đủ phương tiện để cấp cứu.
Điều trị xuất huyết tiêu hóa điều trị triệu chứng, ổn định các chức năng sống khi bị mất máu nặng, kết hợp dùng các thuốc co mạch, giảm tiết, kháng sinh… bệnh nhân có thể được chỉ định nội soi can thiệp, qua đó rất nhiều trường hợp xuất huyết đã được xử trí tốt như: xử trí xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng, xử điều trị giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su…
Ở nước ta hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện được thủ thuật này. Việc điều trị nội khoa đặc hiệu, làm thủ thuật hoặc phẫu thuật cho bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa có thể được chỉ định khi có sự cân nhắc của thầy thuốc chuyên khoa.
Xuất huyết tiêu hóa là bệnh dễ dàng tái phát nếu không có điều trị dứt điểm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Để phòng bệnh tái phát, người bệnh tuyệt đối tránh xa thuốc lá và rượu bia, tránh ăn các loại thức ăn gây kích ứng vết loét như: thức ăn nhiều gia vị cay, chua, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, tăng cường chất xơ và rau quả. Cần tái khám định kỳ theo quy định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét