Đo, kiểm tra chức năng hô hấp của phổi - Ảnh: T.Tùng |
Giãn phế quản do hóa chất thường gặp ở những người làm việc lâu ngày với các hóa chất bay hơi. Các hóa chất này khi hít vào đường hô hấp sẽ gây kích thích, tăng tiết và tổn thương cấu trúc thành phế quản. Còn giãn phế quản bẩm sinh chỉ chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh. Đa số đều thấy ở người trẻ và có kết hợp với bệnh phổi đa nang.
Bệnh giãn phế quản thường có các biểu hiện lâm sàng khác nhau, tùy thuộc thời gian mắc bệnh, diện rộng của tổn thương và mức độ giãn. Thường có các dấu hiệu như sốt - người bệnh chỉ sốt ở giai đoạn ứ đọng mủ và đàm trong phế quản do không khạc ra được, thông thường sốt khoảng 38 - 40 độ C, gầy yếu, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, có dấu hiệu “ngón tay dùi trống” và “móng tay hình mặt kính đồng hồ” - dấu hiệu này có thể gặp ở khoảng 1/3 số người mắc bệnh giãn phế quản, và thường gặp ở những người mắc bệnh lâu ngày, có các rối loạn về chức năng hô hấp và tim mạch.
Ho khạc có đàm là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. Người bị giãn phế quản thường bị ho về sáng, khạc ra nhiều đàm mủ. Ho ra máu chiếm khoảng 20 - 50% người mắc bệnh. Đau tức ngực, khó thở chiếm 50 - 70% trường hợp - các dấu hiệu này thường xuất hiện trong những đợt bội nhiễm nặng.
Để chẩn đoán bệnh này, ta sẽ làm X-quang phổi, vốn có giá trị rất lớn trong chẩn đoán; soi phế quản có thể thấy được chỗ chít hẹp, tìm được nơi dịch mủ và máu từ các phế quản giãn chảy ra, từ đó có thể tiến hành sinh thiết niêm mạc phế quản và lấy dịch mủ đi cấy khuẩn đồng thời làm kháng sinh đồ để có hướng điều trị.
Bệnh thường để lại các biến chứng như viêm phổi tái diễn ở vùng phế quản giãn, áp xe phổi, mủ màng phổi, suy hô hấp mãn... Bệnh chủ yếu là điều trị nội khoa để giải quyết triệu chứng; tập thở (qua việc tập vật lý trị liệu). Có trường hợp phải điều trị ngoại khoa (mổ).
BS Hồ Văn Cưng - Thanh niên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét